Chất lượng nuôi, dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Đà Bắc được duy trì. Ảnh: Trường mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc) đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Ảnh: PV.

Chất lượng nuôi, dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Đà Bắc được duy trì. Ảnh: Trường mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc) đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Ảnh: PV.

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, trên 85% dân số là người dân tộc thiểu số, địa hình chia cắt, giao thông không thuận lợi đã ảnh hưởng lớn đến quy hoạch mạng lưới trường lớp, cải tạo mở rộng mặt bằng khuôn viên các trường học, điểm trường theo chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục tuy đã được tăng cường đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, song quy mô còn nhỏ, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các nhà trường, đặc biệt là công tác đổi mới giáo dục. Hầu hết các trường vẫn còn thiếu các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ, nhà công vụ và các hạng mục phụ trợ khác... Việc huy động các nguồn lực thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các xã còn nhiều hạn chế.

 

5 năm qua (2011-2015), ngành GD & ĐT đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các chương trình, dự án trên địa bàn huyện thống nhất phương án quy hoạch mạng lưới trường lớp các cấp học, lồng ghép các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục phù hợp với quy mô trường lớp ở từng đơn vị, trường học. Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn quốc gia, trong đó, tập trung ưu tiên cho các trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, các xã điểm của tỉnh, huyện về xây dựng NTM, trường vùng khó khăn cơ sở vật chất còn thiếu; tích cực huy động các nguồn lực xã hội hoá khác nhằm củng cố, tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường. 

Tính đến hết năm học 2014 - 2015, toàn huyện Đà Bắc có 15/65 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hiện, có 2/19 xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học là Hào Lý và Tu Lý. Dự kiến, năm 2016 có thêm 5 xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 là Hiền Lương, Toàn Sơn, Yên Hoà, Tân Pheo, Mường Chiềng. Về chất lượng giáo dục các bậc học, chất lượng đội ngũ giáo viên hàng năm đều duy trì ổn định và không ngừng nâng lên. Năm 2012, huyện đạt chuẩn phổ cập cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Công tác xây dựng xã hội học tập và hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng được duy trì, phát huy hiệu quả thiết thực cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 15/19 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục còn 4 xã Tân Pheo, Tân Minh, Đoàn Kết, Đồng Ruộng chưa đạt do tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học THPT, học nghề và tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp so với quy định.  

Để phát triển cơ sở hạ tầng trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần xây dựng NTM, trong thời gian tới, ngành GD &ĐT huyện Đà Bắc mong muốn UBND các xã chỉ đạo các trường học trên địa bàn thực hiện tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp các cấp học, điểm trường đảm bảo đủ diện tích đất theo quy định, phù hợp với quy mô học sinh, theo hướng ổn định lâu dài. Có các giải pháp cụ thể, hiệu quả trong giải quyết thủ tục pháp lý về đất đai, việc xâm lấn đất đai giữa các nhà trường với nhân dân ở một số nơi. Đồng thời có phương án sử dụng hợp lý cơ sở vật chất các điểm trường lẻ, ít học sinh hiện không có nhu cầu sử dụng. Đồng thời lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục ở các nhà trường, đặc biệt là các trường vùng khó khăn.

 

                                                                      Đinh Thắng

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục