Trường PT DTNT THCS huyện Tân Lạc được đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh dân tộc thiểu số học tập, phát triển toàn dân.

Trường PT DTNT THCS huyện Tân Lạc được đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh dân tộc thiểu số học tập, phát triển toàn dân.

(HBĐT) - Hệ thống sân, tường bao mới được xây dựng khang trang, kiên cố, phục vụ tốt nhu cầu dạy học cũng như các hoạt động vui chơi, ngoại khóa của học sinh. Đó là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm trường Tiểu học Trung Thành (xã Trung Thành, huyện Đà Bắc).

 

Đồng chí Lường Văn Thống, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện có 16 lớp với hơn 110 học sinh. 100% học sinh dân tộc thiểu số (DTTS). Do đặc thù địa  hình nên ngoài điểm chính, trường còn có các chi lẻ, cơ sở vật chất khó khăn. Năm 2015, nhà trường được đầu tư hơn 1, 5 tỷ đồng xây dựng hệ thống sân, tường bao, công trình phụ trợ. Nhờ vậy mà các hoạt động của nhà trường diễn ra thuận lợi, bà con yên tâm, phấn khởi khi con em đến trường.

 

Với hơn 90% học sinh là người DTTS, những năm qua huyện Đà Bắc đã quan tâm, đầu tư mạnh cho các trường vùng DTTS, vùng khó khăn. Cụ thể, năm 2015 toàn huyện đã đầu tư xây dựng 8 công trình trị giá 18, 2 tỷ đồng, gồm lớp học và hạng mục phụ trợ các trường: TH Đoàn Kết, TH Trung Thành, TH Đồng Chum A, mầm non Tu Lý B, mầm non Mường Chiềng, Mầm non Hiền Lương, THCS Toàn Sơn, Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn. Qua đó, đã góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Huyện cũng đã xây dựng nhà bán trú cho học sinh một số xã đặc biệt khó khăn như Tân Minh, Vầy Nưa, Đồng Chum, Đồng Nghê.

 

Theo số liệu thống kê, hiện nay, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 72,27% dân số toàn tỉnh. Thực hiện chương trình 135, năm 2015, toàn tỉnh đã đầu tư 116, 8 tỷ đồng xây dựng 267 công trình cho các xóm, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS, trong đó có 17 trường học và hạng mục phụ trợ. Tạo điều kiện cho con em học sinh dân tộc được học tập, sinh hoạt với điều kiện tốt nhất. Toàn tỉnh đã xây dựng được 10 trường PTDT nội trú THCS cấp huyện với 2.297 học sinh và 1 trường DTNT THPT cấp tỉnh với 650 học sinh; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số được học trong các trường DTNT chiếm 5,9% học sinh DTTS toàn tỉnh.

 

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh khẳng định: Thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng có điều kiện KT -XH đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Tỉnh đưa mục tiêu phát triển các trường dạy nghề, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã phát triển theo hướng đa ngành, đa nghề; đào tạo nhiều cấp trình độ. Qui mô trường lớp cho con em đồng bào DTTS được quan tâm phát triển. Chất lượng giáo dục dân tộc chuyển biến tích cực cả quy mô và chất lượng giáo dục. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2015  2020 là phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng giáo dục vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn. Đồng thời tiếp tục thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu tiên, miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh dân tộc.

 

Mục tiêu chung là giảm sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa vùng đồng bào dân tộc và vùng thuận lợi trong tỉnh; củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp, các trường phổ thông dân tộc nội trú. Tỉnh ta đã đặt ra những mục tiêu cụ thể như: 100% các huyện có đông đồng bào DTTS đều có trường PT DTNT; đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 100% giáo viên các cấp đạt chuẩn, riêng giáo viên các trường PTDTNT THCS trên chuẩn đạt 70,5%.

 

Đặc biệt, về việc phát triển mạng lưới trường, lớp cho học sinh DTTS phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thiện và thành lập mới: trường Phổ thông DTNT THPT B tại huyện Lạc Sơn, trường PT DTNT THCS B huyện Lạc Sơn, trường PT DTNT THCS B huyện Kim Bôi, trường PT DTNT THCS huyện Lương Sơn và trường PT DTNT THCS huyện Kỳ Sơn. Đồng thời, 100% trường PT DTNT sẽ được mở rộng vật chất và tăng qui mô tuyển sinh; chuyển đổi 5 trường Tiểu học và THCS vùng khó khăn thành trường PTDT bán trú; đảm bảo 100% các trường vùng khó khăn có nhà ở bán trú cho học sinh. 100%  trường mầm non vùng đồng bào DTTS, vùng khó khăn có đủ bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời, thiết bị dùng chung.

 

Đồng chí Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh khẳng định: Bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất cho giáo dục DTTS, tỉnh cũng chủ trương tập trung tuyên truyền, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực; đặc biệt, chăm lo phát triển đào tạo nguồn cán bộ con em dân tộc thông qua biện pháp ưu tiên tuyển dụng học sinh cử tuyển, có chế độ ưu tiên cho cán bộ công tác tại các huyện, xã. Tăng chỉ tiêu đào tạo trung cấp tại tỉnh cho các ngành nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn, kinh tế, trồng và phát triển rừngđể đáp ứng nhu cầu thực tế. Đồng thời thực hiện tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bậc Trung học, đặc biệt đối với học sinh DTTS học tại các trường PT DTNT. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu tiên, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, tín dụng cho học sinh, sinh viên DTTS theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

                                                                      

                                                                           Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục