(HBĐT) - Là cộng tác viên dân số lâu năm, chị Bùi Thị Hằng ở xóm Khú, xã Thượng Tiến cho biết: Xóm có 36 hộ với 167 nhân khẩu, là xóm vùng sâu, xa và khó khăn nhất của xã. Các hộ sống chủ yếu bằng trồng lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ. Những năm trước, xóm không có đường giao thông.

 

Từ xóm đến trung tâm xã chỉ có 5 km nhưng muốn xuống trung tâm xã mất nửa ngày đường, bởi đây là con đường mòn chỉ đi bộ. Do khó khăn về kinh tế, các hộ tự cung, tự cấp nên phần nhiều các cháu bị suy dinh dưỡng. Điển hình như cháu Bùi Đức Quỳnh, sinh ngày 3/1/2016, mẹ là Đinh Thị Hoa. Mặc dù đã hơn 1 tuổi nhưng cháu chỉ có 7 kg. Cháu Bùi Trọng Lượng, sinh ngày 21/6/ 2016 mẹ là Bùi Thị Hân đến nay cháu chỉ nặng 8 kg. Các cháu đều bị thấp còi so với trẻ cùng lứa.

 

Chị Hằng chia sẻ thêm: Nhiều hôm chúng tôi đến điều tra dân số vào đúng bữa cơm, ngoài cơm, cả nhà chỉ ăn măng và muối trắng. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhất vào những ngày không phải ngày mùa. Gia đình có gì ăn nấy nên việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ rất khó.

 

Trường mầm non xã Thượng Tiến (Kim Bôi) luôn đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn để nâng cao thể trạng trẻ dưới 5 tuổi.

 

Anh Bùi Văn Mến, Trạm trưởng trạm y tế xã Thượng Tiến cho biết: Năm 2015, qua điều tra cho thấy, Thượng Tiến có tỷ lệ trẻ bị thấp còi chiếm trên 32%. Nguyên nhân được chúng tôi xác định là do điều kiện kinh tế các hộ còn thiếu thốn, thu nhập thấp nên không có điều kiện chăm sóc con. Hầu hết trẻ em đều thiếu can xi, rau, hoa quả, các chất đa vi lượng… Các bữa ăn chỉ có chất xơ và tinh bột. Cả xã có 1 hộ cung cấp thịt lợn, còn lại hầu hết thực phẩm là tự cung, tự cấp. Việc các cháu được uống sữa là điều rất khó. Sau khi điều tra, chúng tôi cùng các cấp, ban, ngành nỗ lực tuyên truyền, vận động các gia đình tích cực nuôi con bằng sữa mẹ. Qua các buổi họp xóm, chi hội nông dân, chi hội phụ nữ, cán bộ y tế thôn, bản tư vấn cho các bà mẹ về dinh dưỡng cho trẻ. Trạm y tế xã đã mời các bà mẹ đến trạm thực hành bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ và bé. Qua những lần tuyên truyền đã nâng cao nhận thức lợi ích về chăm sóc trẻ nhỏ đủ dinh dưỡng. Sau hơn 1 năm triển khai, tình trạng trẻ thấp còi giảm đáng kể.

 

Qua điều tra quý I /2017, cả xã có 156 trẻ nhưng chỉ còn 40 cháu ở thể thấp còi (chiếm hơn 25%). ở trường mầm non, qua tìm hiểu, chúng tôi thấy khi các cháu đi học thì thể trạng được cải thiện nhiều hơn khi ở nhà. Tuy kết quả chưa được như mong muốn nhưng trong thời gian, tới chúng tôi tiếp tục tuyên truyền đến các hộ để các bà mẹ nâng cao nhận thức về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có, giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất về dinh dưỡng cho trẻ. Như vậy sẽ dần nâng cao thể trạng, sức khỏe  cho trẻ.

 

                                                                                 Việt Lâm

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục