(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp ở ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã khẩn trương họp bàn, rút kinh nghiệm, gấp rút triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 xâm nhập, lây lan trong bệnh viện.


Người dân được sàng lọc các triệu chứng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ theo bảng kiểm tại vòng sàng lọc số 2 trước khi vào khám bệnh. 

Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Từ sự việc tại Bệnh viện Bạch Mai phải cách ly toàn bộ bệnh viện cũng như diễn biến dịch ngày càng phức tạp, trong chiều ngày 29 và sáng ngày 30/3, BCĐ phòng chống dịch Covid-19 của bệnh viện đã họp bàn và quyết định triển khai hàng loạt các giải pháp để ngăn ngừa sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh Covid-19 vào bệnh viện.

Trước tiên, bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt việc bố trí các vị trí sàng lọc. Việc sàng lọc được thực hiện ngay tại cổng chính ra vào bệnh viện. Tại đây, 2 nhân viên y tế và 1 nhân viên bảo vệ được trang bị phòng hộ khẩu trang y tế, kính chắn bảo hộ cá nhân sẽ tiến hành đo thân nhiệt, yêu cầu người dân đeo khẩu trang, xịt khử khuẩn tay, khai thác yếu tố dịch tễ theo quy định, hướng dẫn người dân đi theo phân luồng. Đối với bệnh nhân và người đến khám bệnh thì 100% yêu cầu qua vị trí sàng lọc số 2. Đối với người chăm sóc hoặc người đến thăm bệnh nhân đang nằm viện, nếu có sốt hoặc có yếu tố dịch tễ theo quy định sẽ yêu cầu qua vị trí sàng lọc số 2. Nếu không sốt hoặc có yếu tố dịch tễ theo quy định: cho vào các khoa, phòng không phải qua các vị trí sàng lọc tiếp theo.

Tại vị trí sàng lọc vòng 2, nhân viên y tế sẽ tiến hành sàng lọc các triệu chứng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ theo bảng kiểm. Nếu có nguy cơ nhiễm Covid-19, sẽ được hướng dẫn vào khám sàng lọc vòng 3 tại khu vực đệm của khu cách ly. Nếu không có nguy cơ nhiễm Covid-19 sẽ được hướng dẫn thực hiện quy trình khám bệnh thông thường tại Khoa Khám bệnh. Vị trí sàng lọc vòng 3 (vùng đệm) được triển khai ngay tại sân trước Khoa Truyền nhiễm, tại đây sẽ tiến hành khám sàng lọc các triệu chứng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ theo quy định. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm Covid-19 sẽ được chỉ định, hỗ trợ làm bệnh án vào điều trị tại khu cách ly. Bệnh nhân không có nguy cơ nhiễm Covid-19 sẽ được hướng dẫn thực hiện quy trình khám bệnh thông thường tại Khoa Khám bệnh, hoặc cho về theo dõi tại nhà.

Ngoài 3 vòng sàng lọc, tại các phòng khám, các khoa cũng sẽ tiến hành tiếp tục việc sàng lọc. Các phòng khám, các khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiếp tục khai báo yếu tố dịch tễ (đặc biệt là có đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay). Nếu bệnh nhân có đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay sẽ được bố trí nằm phòng riêng hoặc vị trí có khoảng cách 2 m đối với người khác; đồng thời báo Khoa Truyền nhiễm và Khoa Vi sinh tổ chức lấy mẫu xét nghiệm. Với người nhà sẽ được yêu cầu không tiếp tục chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, phải tiến hành khai báo y tế tại địa phương và cách ly theo hướng dẫn.

Ngoài ra, bệnh viện cũng đã có thông báo về việc hạn chế tối đa việc đi lại trong bệnh viện, mỗi người bệnh chỉ được 1 người nhà chăm sóc và hỗ trợ tinh thần trong thời gian khám, điều trị tại bệnh viện; trừ một số trường hợp đặc biệt được sự cho phép của lãnh đạo khoa nơi người bệnh điều trị. Không tổ chức vào bệnh viện thăm hỏi người bệnh. Người bệnh mắc bệnh mạn tính đã điều trị ổn định sẽ được khám, cấp thuốc điều trị trong thời gian 2 tháng. Trong thời gian điều trị ngoại trú, đề nghị người bệnh chủ động liên hệ trực tiếp qua điện thoại với bác sỹ khám, kê đơn ngoại trú để được tư vấn, hỗ trợ khi cần thiết.

Đồng chí Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết thêm: Trong giai đoạn cao điểm chống dịch, bệnh viện đã có văn bản gửi các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc hạn chế chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thực hiện khám, chữa bệnh tại chỗ cho người bệnh theo phân tuyến đã phê duyệt. Đối với trường hợp bắt buộc phải chuyển tuyến, trước khi chuyển người bệnh phải thông báo, liên hệ trước với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để có sự chuẩn bị tiếp nhận người bệnh kịp thời, an toàn.

Mục tiêu đề ra là duy trì hoạt động ổn định của bệnh viện, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà; tiếp tục thực hiện tốt việc khám, điều trị cho đối tượng nghi nhiễm và sẵn sàng cho việc tiếp nhận, cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19.


Dương Liễu

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục