(HBĐT) - Nhiều năm nay, 26 người nghiện ma túy ở huyện Tân Lạc, Cao Phong coi cơ sở điều trị methadone tại huyện Tân Lạc như ngôi nhà thứ 2 của mình. ở đây không chỉ là một cơ sở điều trị, cấp thuốc methadone mà còn là nơi chia sẻ những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ, tư vấn kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bản thân trong quá trình điều trị.


Chị Đinh Thị Phong, y sĩ phụ trách chương trình HIV thuộc Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc chuẩn bị thuốc cho người nghiện.

 Những ngày đầu thành lập, cơ sở điều trị methadone của huyện Tân Lạc có 38 người nghiện tham gia chương trình. Đây là chương trình tự nguyện nên nhiều người tự ti không muốn đến. Qua tuyên truyền, vận động và sự thân thiện của cán bộ trung tâm nên họ bỏ mặc cảm đến đây sử dụng thuốc. Ngoài những bệnh nhân ở huyện Tân Lạc, nhiều bệnh nhân ở huyện Cao Phong đến để điều trị.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập, chị Đinh Thị Phong, y sĩ phụ trách chương trình HIV thuộc Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc tâm sự: Ban đầu, để vận động mọi người đến đây rất khó. Có người còn đi qua đi lại tìm hiểu xem trung tâm hoạt động như thế nào mới dám vào. Họ chỉ sợ mọi người biết mình nghiện sẽ kỳ thị nhưng khi thấy mọi người thân thiện, giúp đỡ thì họ tự tin đến để điều trị. Có lần có trường hợp chồng bị nhiễm HIV, chúng tôi đến vận động người vợ đưa đi xét nghiệm họ còn bỏ trốn. Khi chồng chết vì AIDS họ mới nhận thức được căn bệnh rồi tự mình đưa con đến xét nghiệm.

Chị Phong cho biết thêm: Giờ đây, hầu như sáng nào từ 7 giờ các bệnh nhân đã đến. Họ đến uống thuốc và ngồi trò chuyện, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe. Là người làm việc cho chương trình HIV đã lâu nên từng hoàn cảnh bệnh nhân tôi đều biết. Quả thực, nhiều người nghĩ những bệnh nhân nghiện ma túy như những người tội phạm, khó gần, liều lĩnh nên hay xa lánh. Từ khi tôi làm ở đây, chưa có sự việc gì xảy ra, tôi thấy họ hiền lành, lễ độ. Họ mắc bệnh là do hoàn cảnh đưa đẩy, do bạn bè lôi kéo. Nhiều hoàn cảnh rất đáng thương như anh Bùi Văn L. ở xã Mỹ Hòa bị bạn bè rủ rê, lôi kéo mắc nghiện. Chán cảnh nghiện ngập, không việc làm, vợ anh bỏ con cho anh rồi đi làm ăn. Giờ anh lao động tự do người nào thuê việc gì làm việc đó, lại nuôi 2 con nhỏ nên rất khó khăn. Anh thuộc diện hộ nghèo nên mức đóng tiền thuốc methadone 15.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, nhiều lúc cũng không có tiền. Thỉnh thoảng chúng tôi lại hỗ trợ anh. Ngày nào anh cũng đến uống thuốc.

Anh L. cho biết: Nơi đây, tôi coi như là điểm dựa tinh thần của mình mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, khó khăn trong chăm sóc sức khỏe bản thân. Tôi chẳng e ngại khi đến để được tư vấn, chia sẻ.

Trong những người có hoàn cảnh thì anh Mạc Đức V. là người khó khăn nhất. Khi mắc nghiện, vợ anh đã bỏ đi miền Nam, anh thường xuyên đau ốm nhưng vẫn phải đi làm để nuôi mẹ già. Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng anh vẫn kiên trì chữa bệnh và dùng thuốc thường xuyên của trung tâm. Trong quá trình chữa bệnh có biến chứng gì anh gọi điện đến trung tâm để được tư vấn về sức khỏe và cách dùng thuốc. Anh V. cho biết: Ngoài điều trị bệnh, trong cuộc sống có những khó khăn gì tôi đều gọi điện để được tư vấn, không kể ngày hay đêm. Khi tôi gọi đến được các anh, chị trong cơ sở tư vấn, chia sẻ và tôi coi Trung tâm như ngôi nhà thứ 2 của mình.

 

Việt Lâm

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục