(HBĐT) - Tính đến hết tháng 10/2017, quỹ khám - chữa bệnh (KCB) tại tỉnh vượt trên 230 tỷ đồng. Hầu hết các cơ sở KCB BHYT đều vượt quỹ KCB được sử dụng trừ phòng khám đa khoa tư nhân Hoàng Long và y tế công ty thủy điện Hòa Bình. Một số cơ sở KCB có tỷ lệ vượt quỹ rất cao như Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ 928%, BVĐK tỉnh 350%, Bệnh viện Y học cổ truyền 195%, BVĐK thành phố 179%...


Theo đánh giá của ngành BHXH, nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí KCB là do điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT/BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và thông tuyến KCB.

Ngoài ra, nguyên nhân gia tăng bất hợp lý chi phí KCB gồm tăng chi do giá dịch vụ chưa hợp lý như: xây dựng mức kinh tế kỹ thuật, nhân lực, thời gian không phù hợp, phân loại phẫu thuật, thủ thuật còn bất cập, nhiều dịch vụ giá chưa phù hợp do thiếu hoặc không có quy trình kỹ thuật… Cơ sở KCB không thực hiện đúng định mức theo quy định: KCB vượt định mức nhiều bệnh nhân/bàn khám/ ngày, thực hiện dịch vụ kỹ thuật không đảm bảo định mức thời gian. Thống kê thanh toán dịch vụ kỹ thuật không hợp lý như: tách dịch vụ kỹ thuật nội soi tán sỏi niệu quản thanh toán thêm phẫu thuật nội soi nong niệu thanh quản hẹp; ghi thêm một dịch vụ kỹ thuật thành một dịch vụ kỹ thuật khác cao hơn như: "Phẫu thuật cắt ruột thừa” ghi thành "phẫu thuật cắt ruột thừa có viêm phúc mạc”, "cắt u buồng trứng” ghi thành "cắt u buồng trứng cắm sâu trong tiểu khung”…


Bộ phận một cửa BHXH tỉnh giải quyết chế độ, vướng mắc cho người tham gia BHXH, BHYT.

Tại các cơ sở KCB, việc chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết. Đa số các bệnh nhân nội trú đều được chỉ định xét nghiệm sinh hóa, nước tiểu, chụp Xquang… Tăng số lượng KCB ngoại trú và điều trị nội trú bất hợp lý ở một số cơ sở KCB kê đơn thuốc với thời gian sử dụng ngắn để tăng số lượt khám và không phải đồng chi trả, chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú khi chưa thật sự cần thiết, kê thêm nhiều giường bệnh ngoài giường kế hoạch. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định kéo dài ngày điều trị nội trú. Theo thống kê, ngày điều trị bình quân năm 2017 tăng 1,5 ngày so với năm 2016. Tăng việc mua sắm, sử dụng thuốc, vật tư y tế chưa hợp lý, xây dựng kế hoạch về số lượng, giá cao so với thực tế, mua sắm trực tiếp đối với gói thầu tập trung cấp địa phương, bác sĩ lựa chọn thuốc giá cao (do hàm lượng, dạng bào chế) và sử dụng rộng rãi thuốc bổ trợ, Albumin…

Ngoài ra có nguyên nhân từ phía nhân viên y tế và người tham gia BHYT cố tình trục lợi BHYT như khám nhiều lần, nhiều cơ sở dẫn đến lạm dụng thuốc, mượn thẻ BHYT của người khác KCB, nhân viên y tế lập hồ sơ khống để lấy thuốc...

Để giải quyết tình trạng bội chi, ngành BHXH đưa ra giải pháp cần phải hoàn thiện và ban hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị. Xây dựng mức giá dịch vụ KCB phù hợp với điều kiện, khả năng cung ứng của các cơ sở KCB, thay đổi phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT, xây dựng chính sách cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư y tế đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và an toàn. Tăng cường KCB BHYT tại y tế cơ sở, giảm tỷ trọng KCB ngoại tuyến tỉnh, Trung ương. Tăng cường phối hợp thực hiện giữa ngành Y tế và BHXH, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát công tác KCB BHYT, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi lạm dụng trục lợi quỹ BHYT.

Ông Đoàn Đức Thắng, Trưởng phòng Giám định BHYT (BHXH tỉnh) cho biết: BHXH tỉnh đã họp với Sở Y tế và Giám đốc các cơ sở KCB, đồng thời mời lãnh đạo 3 cơ sở KCB có gia tăng chi phí bất thường để được nghe báo cáo việc quản lý, sử dụng quỹ KCB. BHXH tỉnh đã tổ chức thẩm định lại chi phí tại 7 cơ sở tuyến huyện và tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất, giám định ngược một số trường hợp, bệnh nhân đi khám bệnh nhiều lần… Ngoài ra, chúng tôi còn tăng cường công tác giám định BHYT, chuẩn hóa hệ thống thông tin giám định BHYT. Thời gian qua, hệ thống đã phát hiện những dấu hiệu bất hợp lý trong KCB như gia tăng chi phí đột biến, kéo dài ngày nằm viện, đề nghị thanh toán không đúng quy định, chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết, không đúng quy trình kỹ thuật, áp sai giá dịch vụ, tách dịch vụ để thanh toán, chỉ định khám rộng rãi… Qua đó kịp thời giám định, điều chỉnh xử lý hoặc từ chối thanh toán những trường hợp bất hợp lý. Qua công tác thẩm định và thanh quyết toán, từ đầu năm đến nay, BHXH tỉnh đã phát hiện và từ chối thanh toán trên 8 tỷ đồng.

Việt Lâm

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục