Ngay từ sáng sớm, tại Khoa cấp cứu Nội – Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, xe cấp cứu 115 Hà Nội nối đuôi nhau đưa người bệnh vào cấp cứu. Phần lớn là các ca cấp cứu đột quỵ, tai biến mạch máu não. Tua trực gồm bốn bác sĩ, tám điều dưỡng và các nhân viên hỗ trợ làm việc hối hả hết công suất.


Liên tục các ca cấp cứu do đột quỵ được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn.

9 giờ 30 phút, ca bệnh được coi là nặng nhất sáng nay được các bác sĩ khoa Cấp cứu tích cực hồi sức cho bệnh nhân. Bác Nguyễn Anh Tuấn, chồng bệnh nhân Hà Thị Thu H (59 tuổi, thường trú tại Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội) kể, công việc thường ngày của bà H là buôn bán ngoài chợ. Bà H có tiền sử huyết áp hơn 10 năm và vẫn uống thuốc đều. Vì thế, mặc dù mấy ngày vừa qua thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, những cơn đau đầu hành hạ suốt nhưng bà H vẫn chủ quan nghĩ là bệnh đau đầu bình thường như nhiều năm qua nên chỉ uống thuốc huyết áp và vẫn đi chợ.

5 giờ 40 phút sáng nay, như mọi ngày, ông T dậy chuẩn bị cho bà H đi chợ. Nhưng khi bà H định cầm chai nước để trên bàn theo để uống thì bị rơi. Bà H hốt hoảng bảo "Ông ơi, tôi cầm chai nước không được nữa rồi”, ông T nghĩ ngay đến tai biến và bảo "bà ở nhà, nghỉ ngơi đi. Bà chắc bị tai biến rồi”. Nhưng không nghe lời chồng, bà H cố lấy chai nước và đi bộ ra cửa khoảng 1m thì ngã xuống.

Bệnh nhân được gia đình đưa vào viện trong tình trạng nôn ra máu, hôn mê, nguy kịch. Các bác sĩ đã điều trị tích cực cho bệnh nhân, đặt máy thở, dùng thuốc kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân.

BSCK II Phạm Thị Trà Giang, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây là ca bệnh nặng nhất từ sáng đến giờ trong tua trực của BS. Bệnh nhân bị chảy máu não dẫn đến hôn mê sâu. "Chúng tôi đã tư vấn cho người nhà tiến hành phẫu thuật cấp cứu để hút máu tụ trong não, giảm ép não làm phình não. Tuy nhiên, mổ giải ép máu não là một quá trình điều trị, theo dõi lâu dài. Nhưng không mổ thì bệnh nhân cũng rất nguy kịch”, BS Giang nói thêm, đây là một ca tiên lượng rất xấu.

Khoảng 10 giờ 20 phút, thêm một ca cấp cứu nặng do tai biến mạch máu não được nhập viện. Bệnh nhân nam Đào Ngọc S (đường Hoàng Hà, Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị tai biến lần thứ ba, sau lần tai biến đầu tiên cách đây 12 năm. Ông vào viện trong tình trạng cứng hàm, cứng người và còn mắc nghẹn miếng bánh bao ở cổ lúc ăn sáng.

Vợ bệnh nhân – bà Nguyễn Thị H kể, bệnh nhân bị huyết áp cao và tiểu đường đã điều trị hơn 10 năm. Mấy hôm nay, bệnh nhân đã kêu đau đầu và chỉ ở trong nhà, không dám ra ngoài đường vì nắng nóng. Hai hôm trước, bệnh nhân bị cứng hàm nhẹ và được gia đình cho nhai kẹo thường xuyên để luyện tập cơ hàm. Nhưng đến 9 giờ sáng nay, trong lúc ăn sáng thì bệnh nhân không thể vận động được cơ hàm nữa khi đang ăn dở miếng bánh bao.

BSCKII Phạm Thị Trà Giang cho biết, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, bệnh nhân bị tai biến do huyết áp tăng cao đột ngột bất thường. Những bệnh nhân này hầu hết đều được điều trị huyết áp trước đó nhưng không kiểm soát đúng liệu trình, cộng với thời tiết nắng nóng, gây đứt mạch máu não.

"Mùa hè và mùa đông là hai mùa bệnh đột quỵ gia tăng. Tuy nhiên, ở thời điểm mùa hè, nắng nóng cao, bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng bệnh dẫn tới tăng huyết áp cao hơn hẳn. Những ngày gần đây, chúng tôi tiếp nhận 5-6 ca tai biến mạch máu não mỗi ngày, phần lớn đến là do phát hiện muộn. Nhiều người thấy chóng mặt, đau đầu lại chỉ nghĩ là bị say nắng, say gió thì khi đến chúng tôi muộn, rất khó xử trí, tỷ lệ di chứng nặng nề hơn người đến sớm”, BS Giang nói.

BS Giang cho biết thêm, đột quỵ nắng nóng do hai nhóm nguyên nhân là xuất huyết não và nhồi máu. Nếu bệnh nhân nhồi máu não được đưa đến viện sớm trước 4,5 giờ sẽ được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, giảm cục máu đông. Nếu đột quỵ được nhập viện sớm dưới 6 giờ sẽ có phục hồi nhanh, giảm tỷ lệ di chứng, có thể phục hồi hoàn toàn.

Triệu chứng của bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm là bị méo miệng, chân tay rơi, bất thường một bên cơ thể, nói bất thường. Nhồi máu não không đến rầm rộ như xuất huyết não. Tuy nhiên, nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao, đến 85% trong tỷ lệ đột quỵ do tai biến mạch máu não. Đột quỵ chỉ 15-20% xuất huyết não. Triệu chứng của xuất huyết não là nôn, ngất, chóng mặt, việc tăng huyết áp làm vỡ mạch não.

Để phòng chống tai biến, đột quỵ mùa nóng, BS Giang khuyến cáo, người bệnh phải dùng thuốc kiểm soát định kỳ, dùng theo đúng liệu trình thuốc bác sĩ đã kê đơn; phải kiểm tra huyết áp ngày hai lần. Nếu thấy huyết áp cao bất thường phải đến bác sĩ kiểm tra và chỉnh đơn thuốc. Nếu bệnh nhân bị đột quỵ phải đến viện ngay.

 "Thời tiết nắng nóng bất thường, người cao tuổi đặc biệt người có tiền sử huyết áp cần cẩn trọng ra ngoài trời khi nắng nóng. Nếu ngồi trong điều hòa quá lạnh, ra ngoài cũng dễ bị sốc nhiệt”, BS Giang khuyến cáo.

 

                          TheoNhandan

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục