(HBĐT) - Trong khoảng 4 năm trở lại đây, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên ở xã vùng cao Tân Pheo (Đà Bắc) khá nổi cộm, mỗi năm có ít nhất 10 trường hợp, nhiều nhất là 15 trường hợp. Điều này gây áp lực không nhỏ đối với công tác giảm nghèo của địa phương.


Cán bộ chuyên trách dân số xã Tân Pheo (Đà Bắc) tuyên truyền, tư vấn cho chị em độ tuổi sinh sản thực hiện quy mô gia đình ít con.

Cặp vợ chồng người dân tộc Dao Lê Văn T. và Bàn Thị T. ở xóm Bon ở độ tuổi ngoài 30 nhưng đã sinh tới 4 con, đứa lớn nhất trạc 13 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi. Ngày ngày, anh T. phải ngược xuôi với nghề bốc vác thuê, còn vợ ở nhà làm ruộng, quán xuyến việc nhà, trông con. Quanh năm "đầu tắt mặt tối" là vậy, nhưng vì đông con nên vợ chồng anh T. chật vật chạy ăn từng bữa, lũ trẻ càng không được chăm lo tới nơi, tới chốn. Hệ lụy nhìn thấy từ việc sinh nhiều con, sinh dày là sau hơn chục năm ra ở riêng, cuộc sống gia đình anh T. vẫn luẩn quẩn, chưa biết bao giờ mới thoát khỏi cái nghèo.

Sang năm 2020, cặp vợ chồng Hà Văn V. và Lường Thị C. ở xóm Chàm tiếp tục sinh thêm con thứ 4. Các cặp vợ chồng khác gồm: Lường Văn K., Xa Thị C. ở xóm Phổn; Lường Văn Ph., Xa Thị H. ở xóm Chàm; Lường Văn X., Xa Thị H. ở xóm Thùng Lùng cũng đón thêm thành viên mới là con thứ 3. Trong những trường hợp sinh con thứ 3, thứ 4 này, chỉ có 1 hộ có điều kiện kinh tế mức trung bình khá, còn lại đều trong diện hộ nghèo, cận nghèo, nguồn thu nhập chính từ cấy lúa và làm thuê theo hình thức lao động tự do. Dự kiến, đến hết năm sẽ có thêm 6 trường hợp sinh con thứ 3, tổng số sinh con thứ 3 năm nay là 10 trường hợp.

Theo chị Xa Thị Ngà, cán bộ chuyên trách dân số xã, trên địa bàn, năm 2018 có 13 trường hợp sinh con thứ 3, năm 2019 gia tăng 15 trường hợp. Mặc dù đã tuyên truyền, vận động, tư vấn thường xuyên, nhưng nhận thức của người dân không dễ thay đổi. Việc áp dụng các biện pháp tránh thai qua các năm cho thấy có tăng, nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, trong 853 phụ nữ độ tuổi sinh sản có chồng có 658 đối tượng áp dụng các biện pháp tránh thai bằng thuốc, bao cao su, đặt vòng, đạt 67,7%. Vấn đề mấu chốt hiện nay tại địa phương là tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" vẫn nặng nề, nhất là đối với đồng bào người Dao giữ quan niệm nhất định phải sinh bằng được con trai.

Chia sẻ về thực trạng này, đồng chí Đinh Công Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Công tác tuyên truyền, vận động về DS - KHHGĐ đã huy động sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, với hình thức đa dạng như mở và lồng ghép tại các hội nghị, cuộc họp ở thôn, xóm, các đợt tiêm chủng mở rộng hàng tháng... Nhiều điển hình, dẫn chứng thuyết phục ngay tại địa phương về thực hiện quy mô gia đình sinh ít con, có cuộc sống hạnh phúc, kinh tế ổn định được đưa vào tuyên truyền, vận động như các cặp vợ chồng: Hà Văn An - Lường Thị Mừng; Hà Văn Sêm - Hà Thị Chằm ở xóm Chàm... Năm 2019, xã xây dựng mô hình câu lạc bộ không sinh con thứ 3 và tiền hôn nhân tại xóm Bon, thu hút 17 thành viên tham gia. Tuy nhiên, những nỗ lực kể trên chưa mang lại kết quả.

Với địa bàn 7 xóm là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, dân tộc Tày, Mường, Dao chiếm đa số, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Qua kết quả rà soát năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn tới gần 76%, trong đó, hộ nghèo chiếm 45,52%, cận nghèo chiếm trên 30%. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã trăn trở: Khi tư tưởng người dân chưa thông suốt thì khó kiểm soát được thực trạng sinh nhiều con - một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu, chất lượng cuộc sống thấp. Về phía cấp ủy, chính quyền địa phương hiện vẫn kiên trì biện pháp tuyên truyền, vận động, đồng thời kiến nghị, để tình hình có sự tiến triển rất cần có chế tài xử phạt đủ mạnh, đủ răn đe.


Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục