(HBĐT) - LTS: Hiện nay, nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát ở mức độ rất cao, không chỉ từ nguồn xâm nhập mà ngay cả ở trong nước. Cùng với các địa phương, tỉnh tích cực, khẩn trương thực hiện các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế xung quanh vấn đề này. Sau đây là nội dung:


Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục áp dụng các biện pháp giám sát chặt nguy cơ dịch Covid-19.

P.V: Xin đồng chí chia sẻ một số thông tin đáng chú ý về tình hình dịch Covid-19 hiện nay?

Đồng chí Bùi Thu Hằng: Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) trên thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt tại Ấn Độ, số ca nhiễm tiếp tục tăng cao trong khi hệ thống y tế đứng trước nguy cơ sụp đổ. Nhiều quốc gia ghi nhận ca mắc tăng trở lại ngay sau khi nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) bệnh. Đáng quan ngại là gần đây, một số quốc gia có chung đường biên giới hoặc ở gần Việt Nam bùng phát dịch bệnh mạnh mẽ, các ca nhiễm liên tục tăng cao, như: Thái Lan, Lào, Campuchia...

Tại nước ta, tình hình dịch bệnh đến nay được kiểm soát tốt, nhưng nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại luôn thường trực, nhất là từ nguồn nhập cảnh, nhập cảnh trái phép. Có tình trạng chủ quan, lơ là, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp PCD theo quy định. Xuất hiện hiện tượng ngại tiêm vắc xin phòng bệnh.

Tính đến hết ngày 28/4, toàn tỉnh ghi nhận 26 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Trong đó, 23/26 trường hợp đã điều trị khỏi ra viện; 3 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Số ca nghi ngờ cộng dồn 196 trường hợp. Cụ thể, huyện Kim Bôi 13 trường hợp, Tân Lạc 16, Đà Bắc 13, Cao Phong 13, Lương Sơn 17, Yên Thủy 14, Mai Châu 3, Lạc Thủy 14, Lạc Sơn 16 và TP Hòa Bình 54; 22 trường hợp ngoại tỉnh và 1 trường hợp ngoại quốc. Tất cả các trường hợp đều được cách ly, điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

P.V: Có thực tế là sau một thời gian được nới lỏng, đang có hiện tượng người dân lơ là trong thực hiện các giải pháp phòng ngừa. Đồng chí nhìn nhận như thế nào về những nguy cơ làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 4?

Đồng chí Bùi Thu Hằng: Làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ 4 ở châu Á đã được WHO cảnh báo. Hiện nay, đại bộ phận người dân trong tỉnh đang có tâm lý chủ quan. Cụ thể là quay trở lại tập trung đông người, nhiều người ra đường không đeo khẩu trang... Trong kỳ nghỉ dài 4 ngày dịp 30/4 - 1/5, việc đi lại giữa các địa phương, các chuyến thăm thân, thăm quan, du lịch, nghỉ mát diễn ra trong thời gian này sẽ khiến việc kiểm soát nguy cơ dịch bệnh trở nên khó khăn.

Thêm vào đó, tỉnh là địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, có nhiều điểm đến thu hút khách du lịch, kể cả khách nội địa và khách nước ngoài. Tình trạng nhập cảnh trái phép, không khai báo y tế vẫn xảy ra mà không thể kiểm soát triệt để. Việc tuân thủ các quy định về cách ly ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc, trong khi dịch vẫn có khả năng lây nhiễm chéo. Tới đây, có một số sự kiện đáng chú ý, liên quan đến tập trung đông người diễn ra cũng sẽ khó cho vấn đề kiểm soát dịch Covid-19, như: Giải bóng đá hạng nhì quốc gia 2021 diễn ra ngày 4/5, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào ngày 23/5...

P.V: Xin đồng chí cho biết các hoạt động đã triển khai và các giải pháp để bảo vệ tốt sức khỏe Nhân dân, ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ dịch Covid-19?

Đồng chí Bùi Thu Hằng: Chúng ta vẫn đang thực hiện tốt các nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về tiếp tục thực hiện các biện pháp PCD Covid-19 trong các cơ sở y tế; thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 tỉnh về công tác PCD Covid-19 trên địa bàn. Giám sát PCD bệnh trong bầu cử đại biểu HĐND các cấp, các hoạt động đảm bảo công tác y tế phục vụ bầu cử.

Đến nay, tỉnh đã kết thúc đợt 1 và triển khai đợt 2 tiêm vắc xin Covid-19, với tổng số gần 3.800 đối tượng ưu tiên được tiêm vắc xin. Việc phân luồng khám, cách ly, điều trị bệnh nhân và công tác phòng, kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở y tế được thực hiện nghiêm ngặt. Các hoạt động truy vết, điều tra, giám sát, quản lý đối tượng tiếp tục được triển khai. Duy trì thực hiện nghiêm việc phân luồng khám, cách ly, điều trị bệnh nhân. Công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng để người dân hiểu đúng về PCD, có kiến thức, thực hiện tốt các biện pháp PCD Covid-19 được tăng cường.

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng tiếp tục đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và khai báo y tế điện tử trên ứng dụng NCOVI đối với tất cả người dân, đặc biệt là các trường hợp đi về từ các quốc gia, vùng, địa phương đang có trường hợp mắc tại cộng đồng.

Trong lúc này, để PCD Covid-19 hiệu quả, đề nghị người dân tuân thủ thông điệp "5K", nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, các sự kiện tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Khi đi lại, thăm quan, du lịch cần theo dõi chặt diễn biến dịch bệnh tại địa phương đến, cần thiết hạn chế đi đến những nơi tụ tập đông người. Đối với các sự kiện tập trung đông người cần có kế hoạch PCD chặt chẽ.   

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!   
        

Bùi Minh (TH)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục