(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Sơn không ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19, nhưng có 43 trường hợp F1 phải cách ly. Trong đó, 2 trường hợp có nền bệnh nặng đang cách ly tại cơ sở y tế, 41 trường hợp cách ly tập trung, 96 trường hợp cách ly tại nhà sau khi đã hết thời gian cách ly tập trung hoặc do mắc bệnh hiểm nghèo.


Các lực lượng chuẩn bị, bổ sung trang thiết bị cho khu vực thực hiện cách ly tập trung trường TH&THCS Liên Vũ, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn).

Để chuẩn bị tốt kịch bản cũng như chủ động các tình huống diễn biến dịch Covid-19 xấu nhất có thể xảy ra, huyện đã triển khai thành lập 10 khu vực thực hiện cách ly tập trung, đủ khả năng tổ chức cách ly cho 1.520 trường hợp, gồm: Cơ sở điều trị Methadone, Trung tâm Y tế huyện, trụ sở UBND xã Liên Vũ cũ, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trường PT DTNT THCS& THPT Ngọc Sơn, khách sạn Riverside, trường TH&THCS Liên Vũ (thị trấn Vụ Bản), trường THPT Quyết Thắng, trường THPT Cộng Hòa, trường THPT Đại Đồng.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch (PCD) Covid-19 huyện, với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của Trung tâm Y tế, Ban CHQS, Công an huyện đã rà soát lại các khu vực cách ly tập trung, có kế hoạch bảo đảm hậu cầu và huy động được tối đa cơ sở vật chất từ các cơ quan, đơn vị, trường học. Tại Trung tâm Y tế hiện có 20 giường, trụ sở UBND xã Liên Vũ cũ 150 giường, trường TH&THCS Liên Vũ (thị trấn Vụ Bản) 80 giường, các khu vực cách ly trường học khác được trưng dụng đáp ứng nhu cầu 200 giường/địa điểm. Riêng khách sạn Riverside, với tinh thần chung tay cùng cộng đồng PCD Covid-19 đã đăng ký 50 giường triển khai cách ly y tế tập trung.

Qua cuộc kiểm tra, giám sát của tổ công tác Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 tỉnh mới đây cho thấy, tại các khu vực bố trí cách ly tập trung trên địa bàn huyện đảm bảo khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, gồm: giường, chiếu, chăn, màn, quạt, khoảng cách giữa các giường, khu vệ sinh riêng... Tại các khu vực cũng đang lắp đặt camera giám sát để phục vụ công tác PCD, nhất là việc giám sát, truy vết. Lực lượng chủ lực tham gia phục vụ ở đây gồm: Y tế, quân sự, công an. Các hoạt động phun khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên, tích cực.

Đồng chí Bùi Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện đã triển khai nhiều đợt phun khử khuẩn tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, trường học, địa điểm cách ly tập trung trên tổng diện tích 7.000 m2, với trên 40 kg hóa chất đã sử dụng. Tổng chi phí PCD Covid-19 đến nay khoảng 600 triệu đồng, chủ yếu cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo, hoạt động tại khu vực cách ly tập trung, bổ sung, lắp đặt trang bị thêm tại khu cách ly...

Thời gian tới, công tác trọng tâm trong PCD Covid-19 tại địa phương là tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với các trường hợp thực hiện cách ly theo quy định. Tiếp tục áp dụng các biện pháp PCD phù hợp với các mức nguy cơ của dịch bệnh. Chủ động theo dõi, giám sát, tổ chức truy vết. Thực hiện các biện pháp cách ly khi có trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn khai báo y tế, nâng cao ý thức cộng đồng để người dân hiểu đúng, tuyệt đối không chủ quan, lơ là... Với việc chuẩn bị và tích cực hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các khu vực cách ly tập trung, góp phần tạo thế chủ động để ứng phó với các tình huống diễn biến dịch Covid-19.


Bùi Minh


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục