(HBĐT) - Để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và đăng ký thông tin tiêm chủng cá nhân vắc xin Covid-19, giảm thiểu các thủ tục hành chính, Bộ Y tế, Bộ TT&TT và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel phối hợp nghiên cứu, xây dựng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để theo dõi tiêm chủng Covid-19.


 

                                                                        Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.

Ngày 21/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1496/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh năm 2021 - 2022. Theo đó, chiến dịch sẽ được triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021, ước khoảng 340 nghìn người; trên 70% dân số được tiêm phòng đến hết quý I/2022, ước khoảng 640 nghìn người. Thời gian thực hiện từ tháng 7/2021 - 4/2022.

Trao đổi với lãnh đạo Viettel Hoà Bình được biết, để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin tiêm chủng cá nhân vắc xin Covid-19, giảm thiểu các thủ tục hành chính, Bộ Y tế, Bộ TT&TT và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel phối hợp nghiên cứu, xây dựng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để theo dõi tiêm chủng Covid-19. Với ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử, người dân có thể đăng ký tiêm chủng Covid-19 ngay trên ứng dụng. Căn cứ thông tin đăng ký, cơ quan chức năng sẽ thống kê, lên lộ trình tiêm vắc xin đối với từng cá nhân, đồng thời, gửi thông báo thời gian tiêm vắc xin qua số điện thoại cũng như trên nền tảng ứng dụng đối với mỗi người, qua đó, giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian tối đa cho người dân.

Ngoài ra, ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử còn giúp người dân tự theo dõi lịch sử tiêm chủng của bản thân hoặc thành viên trong gia đình qua các lần tiêm, hỗ trợ ngành y tế cập nhật kết quả tiêm cho người dân trong diện tiêm chủng, đồng thời giúp cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, số liệu phục vụ cho việc triển khai chương trình tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Về phía Bộ Y tế cho biết, các cơ sở y tế đã sử dụng "Hệ thống tiêm chủng quốc gia" được cấp đồng bộ tài khoản để truy cập hệ thống. Cơ sở y tế chưa có tài khoản sẽ được cấp tài khoản mới.

Đối với người dân, hệ thống chủ động gửi tin nhắn tới số điện thoại di động cá nhân đăng ký với đơn vị tiêm chủng, hướng dẫn tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và thông báo lịch tiêm chủng. Nhờ đó, cơ quan quản lý sức khỏe có thể nhanh chóng phân tích, theo dõi số liệu cho việc triển khai chương trình tiêm trên toàn quốc như: Xây dựng kế hoạch tiêm theo từng nhóm đối tượng, địa bàn, thời gian; quản lý và theo dõi toàn bộ quá trình tiêm vắc xin đồng bộ, chính xác, cập nhật.

Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân theo dõi lịch sử tiêm vắc xin phòng Covid-19 và các tình trạng sức khỏe liên quan của bản thân, chủ động phản hồi thông tin về phản ứng sau tiêm và tình trạng sức khỏe với cơ quan y tế.

Sổ sức khỏe điện tử được xây dựng dựa trên công nghệ bảo mật nhiều lớp và hạ tầng kỹ thuật của Viettel, đảm bảo bảo mật tuyệt đối toàn bộ thông tin cá nhân, lịch sử tiêm chủng, tình trạng tiêm chủng và tình trạng sức khỏe theo các quy định bảo mật của Nhà nước.

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), người dân cài đặt ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử bằng 2 cách:
- Đăng ký trên trang web: http://hssk.kcb.vn.
- Tải ứng dụng trên điện thoại thông minh (Android và IOS): "Sổ sức khỏe điện tử”.



Hồng Trung

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục