Ngày 3/8, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Dương Anh Đức cho biết, thành phố đã tiêm được hơn 900.000 liều vaccine Covid-19 đợt 5 trong vòng 10 ngày, hoàn thành mục tiêu đề ra.



Họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.


Cụ thể, tính đến tối 2/8, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại các điểm tiêm di động, trạm y tế, trung tâm y tế, khu chung cư, bệnh viện và tiêm ngoài giờ, thành phố đã tiêm 920.329 liều. Tổng cộng 1.039 người có phản ứng sau 30 phút tiêm. Tất cả đều an toàn, hầu hết trong số này chỉ gặp triệu chứng nhẹ và đã được xử lý.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, có 3 loại vaccine đã được tiêm là AstraZeneca, Moderna và Pfizer đều do Bộ Y tế cấp cho TP Hồ Chí Minh. Tổng cộng số lượng vaccine phòng Covid-19 TP Hồ Chí Minh đã nhận là khoảng 2,5 triệu liều và đều đã tiêm. Khoảng 2 triệu người được tiêm ít nhất 1 mũi, 70.000 người được tiêm 2 mũi, chưa kể số lượng Bộ Y tế cấp cho đơn vị Trung ương tại TP Hồ Chí Minh.

Từ hôm nay, TP Hồ Chí Minh sẽ bước vào đợt tiêm vaccine thứ 6. Đây là đợt tiêm đặc biệt dự kiến kéo dài hết tháng 8. Nếu được cung cấp vaccine đầy đủ, thành phố cố gắng đạt mục tiêu tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 70% người trên 18 tuổi trên địa bàn trong tháng này.

Liên quan đến 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm, ông Dương Anh Đức cho biết, đây là vaccine được nhà tài trợ tặng. Lô này được đơn vị nhập khẩu gửi cho Bộ Y tế thẩm định đúng quy trình. Do đang trong quá trình thẩm định nên thành phố chưa triển khai tiêm đợt này.

Trả lời các câu hỏi về việc bố trí đưa người dân các tỉnh, thành phố về quê an toàn trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, ông Dương Anh Đức cho biết, vừa qua thành phố luôn tạo mọi điều kiện để người dân các tỉnh, thành phố về quê an toàn, không để người dân phải chờ đợi lâu. Theo đó, các đơn vị ban ngành của thành phố đã liên hệ với các địa phương tập trung đầu mối để lên danh sách, tổ chức  bố trí phương tiện chuyên chở người dân về quê nhưng phải bảo đảm quy định phòng dịch.

Tính từ ngày 20/7 đến nay, thành phố đã tổ chức tạo điều kiện cho 7.023 người dân từ thành phố về các địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, vẫn còn một số người dân tự về quê bằng xe máy. Điều này rất nguy hiểm và không an toàn trong phòng, chống dịch.

Do đó, TP Hồ Chí Minh đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với thành phố để tổ chức sắp xếp, bố trí xe cho người dân có nhu cầu về quê an toàn. Do đang trong thời gian phòng dịch nên thành phố mong muốn "ai ở đâu ở yên ở đó”. Sau thời gian giãn cách TP Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người dân về quê.

                                                 TheoNhandan

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục