(HBĐT) – Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Cao Phong nằm trong nhóm huyện có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) thấp trong tỉnh. Khảo sát đến quý I/2021, số hộ dân trong huyện có NTHVS là 78,27%, trong khi toàn tỉnh là 82,57%.



Học sinh trường TH&THCS Yên Thượng (Cao Phong) rửa tay với xà phòng để đảm bảo vệ sinh, phòng dịch bệnh.

Thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc chương trình "Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả đầu ra” vốn vay Ngân hàng Thế giới năm 2021, Sở Y tế đã ban hành kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường vệ sinh. Mục tiêu đặt ra là 28 xã trong tỉnh đạt vệ sinh toàn xã (VSTX), trong đó huyện Cao Phong có 4 xã (Thạch Yên, Thung Nai, Dũng Phong, Hợp Phong). Để đạt VSTX phải đạt các tiêu chí về vệ sinh hộ gia đình, trạm y tế, trường học. Trong vệ sinh hộ gia đình cần đạt các tiêu chí về nhà tiêu hợp vệ sinh và điểm rửa tay.

Đồng chí Nguyễn Thị Thúy, Phó trưởng khoa Y tế công cộng (Trung tâm Y tế huyện Cao Phong) cho biết: "Năm 2021, trung tâm đã triển khai hội nghị cấp huyện; mở 4 lớp tập huấn cho 176 cán bộ nòng cốt cấp xã, xóm. Triển khai kết hợp các hình thức truyền thông tới cơ sở như phát trên loa, họp xóm, vẽ tranh tường, phát tờ rơi cho các gia đình thuộc xã triển khai dự án. Bên cạnh đó, các xóm vẽ bản đồ vệ sinh, tương ứng với màu đỏ, vàng, xanh là 3 cấp độ các hộ chưa có, có nhà tiêu và có NTHVS. Trong mục tiêu VSTX, đối với trạm y tế, trường học, công trình nước và nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí có khả thi hơn”.

Rào cản lớn nhất hiện nay được xác định là nhận thức và ý thức của người dân trong cộng đồng dân cư. Một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ, không muốn thoát nghèo nên không muốn xây NTHVS. Cùng với đó là những khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số hộ đăng ký xây NTHVS nhưng chưa thực hiện được.

Báo cáo đến tháng 11/2021, xã Thạch Yên mới có 40,6% số hộ có nhà tiêu cải thiện; đối với xã Thung Nai, Dũng Phong, Hợp Phong tỷ lệ lần lượt là: 65,7%, 63%, 62%. Về tiêu chí số hộ có điểm rửa tay, xã Thạch Yên có 70%, Thung Nai 76%, Dũng Phong và Hợp Phong 75%. Các khu dân cư ven hồ Hòa Bình làm du lịch, tỷ lệ hộ có NTHVS tăng nhanh nhưng những khu khác tăng chậm.

Nhiều bệnh tật, dịch bệnh từ vệ sinh kém mà ra. Do đó, quan tâm, đầu tư cho vệ sinh, thực hiện vệ sinh là việc làm cần thiết, phải là nhu cầu tự thân của mỗi gia đình, người dân mới có thể bền vững. Kế hoạch truyền thông "Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ” đã đưa ra thông điệp "CLTS” với 4 câu: "Cả làng ta sợ/ Cả làng ta sửa/ Cả làng ta sạch/ Cả làng ta sướng.” Chuyên gia cho rằng, cần thay đổi cách làm, cách truyền thông, tác động đến nhận thức, ý thức của người dân, từ đó thay đổi hành vi, hành động vệ sinh. Cần kích hoạt, giải phóng những động lực có sẵn trong mỗi cá nhân, gia đình, tập thể sao cho mỗi người, gia đình cảm thấy ngại với cộng đồng khi không có NTHVS; lo sợ với những mối nguy về sức khỏe, nòi giống và thiệt hại về kinh tế từ vệ sinh kém.

Lãnh đạo huyện Cao Phong, ngành Y tế và chính quyền 4 xã thực hiện chương trình đã quan tâm vào cuộc để về đích VSTX. Song để đạt được mục tiêu đề ra, cần sự bứt phá, quyết tâm hơn nữa của chính quyền cơ sở. Chính quyền, đoàn thể xã, xóm cùng ngành y tế tuyên truyền, vận động, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên, liên tục; xem xét đưa tiêu chí NTHVS vào hương ước của khu dân cư.


Minh Châu

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục