Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 21/1 đến 16h ngày 22/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.707 ca mắc mới.



Trong số 15.707 ca mắc mới có 49 ca nhập cảnh và 15.658 ca ghi nhận trong nước (giảm 243 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.986 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.945), Đà Nẵng (973), Hải Phòng (745), Hưng Yên (693), Bến Tre (555), Bình Phước (498), Quảng Ngãi (461), Thanh Hóa (443), Bắc Ninh (386), Bình Định (347), Quảng Ninh (338), Đắk Lắk (332), Hải Dương (324), Quảng Nam (319), Vĩnh Phúc (315), Khánh Hòa (305), Thái Nguyên (298), Bắc Giang (286), Thừa Thiên Huế (279), Hòa Bình (265), Nam Định (256), Lâm Đồng (242), Cà Mau (231), Nghệ An (223), Vĩnh Long (220), TP. Hồ Chí Minh (214), Thái Bình (183), Đắk Nông (177), Phú Thọ (177), Tây Ninh (174), Trà Vinh (165), Ninh Bình (158), Quảng Trị (144), Lạng Sơn (138), Hà Nam (120), Kiên Giang (115), Lào Cai (112), Yên Bái (109), Bạc Liêu (108), Bình Thuận (103), Bà Rịa - Vũng Tàu (99), Sơn La (98), Gia Lai (90), Hà Giang (88), Quảng Bình (72), Đồng Tháp (70), Hậu Giang (69), Tuyên Quang (66), Điện Biên (64), Đồng Nai (56), Bình Dương (52), Long An (50), An Giang (44), Cần Thơ (42), Sóc Trăng (40), Cao Bằng (40), Tiền Giang (38), Ninh Thuận (36), Lai Châu (31), Phú Yên (22), Bắc Kạn (15).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (88), Trà Vinh (75), Bình Định (73). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (140), Quảng Trị (88), Đắk Nông (76).

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.126.444 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.545 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.119.854 ca, trong đó có 1.797.875 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.636), Bình Dương (292.452), Hà Nội (105.660), Đồng Nai (99.637), Tây Ninh (86.964).

Trong ngày 22/1, có 3.512 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca bệnh được điều trị khỏi lên 1.800.692 ca. Cả nước hiện có 4.680 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị.

Về công tác tiêm chủng, trong ngày 21/1, có 1.267.425 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 174.965.411 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.843.924 liều, tiêm mũi 2 là 73.764.594 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 22.356.893 liều.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục