(HBĐT) - "Hậu Covid-19" hiện đang là vấn đề rất nhiều người bị mắc Covid-19 quan tâm. Trên các diễn đàn, nhiều "bác sỹ online" tiếp tục chia sẻ các đơn thuốc để chống hậu Covid-19. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng thuốc quá đà không hạn chế được những di chứng hậu Covid mà còn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.


Khám, tư vấn điều trị hậu Covid-19 tại Trung tâm Y tế huyện Cao Phong.

Sau khi khỏi Covid-19, anh T., phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) trở lại với công việc bình thường. Tuy nhiên vào buổi tối, anh T. thường xuyên trải qua những cơn đau tức ngực kèm khó thở. Mỗi lần như thế, anh T. phải ngồi dựa lưng vào tường, tự hít thở sâu những cơn đau tức ngực mới hạ dần. Tình trạng đau tức ngực, hụt hơi và mệt mỏi cũng là triệu chứng xảy ra đối với nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh. Chị N.N.H, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) cho biết: Dù đã qua ngày âm tính thứ 3 nhưng tôi vẫn ho nhiều và tức ngực. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên bị mất ngủ, có lúc phải dùng đến thuốc an thần mới ngủ được vào ban đêm.

Theo các chuyên gia y tế, sau khi khỏi Covid-19, nhiều bệnh nhân khỏe lại nhanh chóng nhưng cũng nhiều người mắc các triệu chứng hậu Covid. Đó là các triệu chứng khác nhau như có thể còn sốt nhẹ, khó thở nhẹ hoặc hụt hơi, mệt mỏi, chóng mặt, ho, đau đầu, tức ngực, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, có thể đau cơ, khớp. Hoặc có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác. Cũng  có thể xuất hiện rối loạn giấc ngủ hoặc khó tập trung tư tưởng, thay đổi tâm trạng. Một số người khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 nghiêm trọng có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan, hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng. 

Lo lắng với các triệu chứng hậu Covid-19, nhiều người lại bắt đầu với cuộc chiến hậu Covid. "Tôi vẫn tiếp tục uống các loại thuốc bổ phế để giảm triệu chứng ho, đau ngực. Ngoài ra, bổ sung thêm một số loại thuốc bổ não, các loại vitamin tổng hợp để tăng cường đề kháng" - chị N.M.L, một bệnh nhân đã khỏi Covid-19 cho biết. Mặt khác, không ít người thay vì sử dụng các loại thuốc thông thường để tăng đề kháng, tăng sức khỏe đã lựa chọn nhiều đơn thuốc, nhiều loại thuốc chữa hậu Covid-19 được rao bán tràn lan trên mạng. Không khó để có thể tìm được các loại thuốc điều trị hậu Covid-19 bán trên mạng. Với những tiêu đề bắt mắt như: Đau khớp hậu Covid-19 cải thiện như nào cho hiệu quả? Mất ngủ do Covid-19 uống thuốc gì?... Rất nhiều loại thuốc được giới thiệu để điều trị các triệu chứng hậu Covid-19, từ sản phẩm đông y đến tây y, thực phẩm chức năng lẫn thuốc "xách tay”. Tuy nhiên, tìm hiểu có thể thấy các loại thuốc điều trị hậu Covid-19 được rao bán trên mạng hầu như không có giấy tờ xác nhận nguồn gốc theo quy định, bao bì và hướng dẫn chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, trong khi người bán hướng dẫn sử dụng thuốc rất qua loa.

Theo bác sỹ Trương Như Hiển, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sau khi mắc Covid-19, người bệnh cần được tiếp tục hỗ trợ hoặc cố gắng tự phục vụ mình trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện, điều đó vô cùng cần thiết và rất quan trọng, giúp người bệnh hậu Covid-19 phục hồi sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn. Trước hết, cần duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng. Cần chú ý tập thở hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã, nhịp độ tăng lên từng ngày. Bên cạnh đó cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3 - 4 lần, mỗi lần 5 - 10 phút), việc làm này giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly nên tham gia các hoạt động cùng người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không có hướng dẫn của bác sỹ để tránh những nguy cơ tai biến có thể xảy ra do lạm dụng thuốc. 

Đinh Hòa

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục