(HBĐT) - Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) là một bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra huyết sắc tố bất thường. Tại tỉnh ta, tỷ lệ người mang gen bệnh TMBS khá cao. Nhằm nâng cao chất lượng công tác dân số, thực hiện Quyết định số 545-QĐ/TU, ngày 26/7/2017 về ban hành Đề án "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong việc nâng cao hiệu quả công tác dân số", tỉnh đã triển khai các giải pháp mang tính chiến lược. Trong đó, xác định giảm nguy cơ bệnh TMBS là 1 trong 4 nhóm vấn đề lớn mang tính đột phá.


Cán bộ trạm y tế thị trấn Bo (Kim Bôi) tư vấn tiền hôn nhân phòng, chống bệnh tan máu bẩm sinh cho người dân.

 

Cùng với các vấn đề như tảo hôn, sinh con thứ 3, mất cân bằng giới tính khi sinh, bệnh TMBS được xem là một trong những nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng dân số, sức khoẻ cộng đồng. Tháng 12/2020, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 338/2020/ NQ-HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện công tác dân số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết quy định cụ thể mức kinh phí từ ngân sách địa phương thực hiện hỗ trợ điều trị, phòng bệnh TMBS cho trẻ em, hỗ trợ vị thành niên, thanh niên trước khi kết hôn thực hiện xét nghiệm sàng lọc gen bệnh, hỗ trợ xây dựng mô hình, mạng lưới tư vấn chuyển đổi hành vi nhằm tăng tỷ lệ vị thành niên, thanh niên tự nguyện tìm đến cơ sở xét nghiệm gen bệnh. Theo đó, hiện nay 6 huyện đã triển khai được mô hình xét nghiệm sàng lọc bệnh TMBS tại trạm y tế tuyến xã, người dân được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí xét nghiệm sàng lọc bệnh TMBS.

Theo đồng chí Bùi Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh: Để triển khai có hiệu quả mô hình xét nghiệm sàng lọc gen bệnh TMBS tại tuyến xã, ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động như hướng dẫn truyền thông về mô hình phòng bệnh TMBS cho cán bộ y tế, dân số tuyến huyện, xã, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ xã, cộng tác viên dân số và cán bộ đoàn thanh niên. Ngành đã tổ chức tập huấn lấy mẫu, vận chuyển mẫu xét nghiệm sàng lọc, quản lý gen bệnh tại cộng đồng cho hơn 400 cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã của các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Cao Phong. Từ năm 2020 đến nay, các cơ sở y tế đã lấy máu xét nghiệm cho hàng nghìn đối tượng là vị thành niên, thanh niên, người có họ hàng, người thân mang gen bệnh TMBS, nhất là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong gần 3 năm đã lấy mẫu xét nghiệm, sàng lọc tầm soát bệnh TMBS cho gần 1.200 người, trong đó tỷ lệ mang gen bệnh từ 20 - 25%.

Xác định "phòng bệnh hơn chữa bệnh", ngành Y tế đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế tuyến huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn phối hợp các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức đoàn thanh niên đẩy mạnh tuyên truyền về bệnh TMBS, nguy cơ của bệnh TMBS và cách phòng tránh. Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền việc tư vấn, khám sức khoẻ tiền hôn nhân cho đoàn viên, thanh niên. Từ năm 2020 đến nay, hệ thống y tế cơ sở đã cấp 14 nghìn tờ rơi, 350 cuốn sổ tay phòng bệnh TMBS cho cán bộ y tế tuyến huyện, chuyên trách các xã, phường, thị trấn. Tổ chức nhiều cuộc nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bệnh TMBS cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên các xã trên địa bàn tỉnh. Duy trì nhân rộng mô hình câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân trong thanh niên...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hành động trong triển khai công tác dân số của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân để nắm được vai trò của việc nâng cao chất lượng dân số đối với sự nghiệp phát triển KT-XH. Huy động sự tham gia, vào cuộc của các cấp, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tin đại chúng trong công tác phối hợp tuyên truyền chính sách dân số. Nội dung, phương thức truyền thông, vận động cần được xây dựng phù hợp với tình hình, đặc trưng từng vùng, từng đối tượng để nâng cao nhận thức, hành động về dân số và phát triển, về các vấn đề duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, nguy cơ mắc bệnh TMBS.

Phương Linh


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục