(HBĐT) - Bệnh dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng. Thời gian ủ bệnh dại ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác thông qua vết cắn. Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất.


Bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, tư vấn cho người dân bị chó cắn.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ năm 2015 đến nay, tỉnh ghi nhận 11 ca tử vong do bệnh dại. Trong đó, các năm 2015, 2016, 2019 mỗi năm có 2 ca, năm 2018 có 4 ca, năm 2020 có 1 ca; năm 2017 và từ năm 2021 đến nay không có ca tử vong do bệnh dại. Tuy vậy, căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, khi phát bệnh, cả người bị động vật cắn và vật cắn đều tử vong. Hiện tại, không có cách điều trị hiệu quả đối với bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm. Năm 2022, toàn tỉnh có 1.230 trường hợp tiêm vắc xin phòng bệnh dại, huyết thanh kháng dại tại các cơ sở y tế và cơ sở tiêm chủng.

Đồng chí Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Khi thả rông chó cần đeo rọ mõm. Mọi người hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, nhất là trẻ em, đặc biệt những chó, mèo có biểu hiện ốm. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Khi bị động vật cắn, ngay lập tức phải xối rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong vòng 15 phút hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 40 - 700 hoặc cồn i ốt để giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, các loại dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Hạn chế làm dập nát vết thương, không băng kín vết thương. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị dự phòng bằng cách tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Trước tình hình bệnh dại có những diễn biến phức tạp, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dại năm 2023 với mục tiêu hạn chế tối đa trường hợp tử vong do bệnh dại nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, góp phần phát triển KT-XH. Kế hoạch đề ra mục tiêu: 100% huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại và huyết thanh kháng dại cho người; 100% huyện, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh dại ở cộng đồng, trường học; 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia; trên 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh ở người về đặc điểm, tính chất nguy hiểm của bệnh dại; cách nhận biết người và động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại; biện pháp xử lý, phòng chống bệnh dại ở người và động vật. Đa dạng hình thức truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cấp xã, bảng tin công cộng, tờ rơi, áp phích... tại nơi đông người, điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân. Phát động hưởng ứng ngày "Thế giới phòng chống bệnh dại" (28/9) hàng năm; tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, nói chuyện, giao lưu trực tuyến, tổ chức sự kiện...

Đặc biệt, hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành Y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Các đơn vị chuyên môn ngành Y tế phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) trong công tác giám sát, phát hiện, điều tra xử lý bệnh dại ở người và động vật; phối hợp ngành GD&ĐT trong truyền thông tại trường học. Đồng thời, gắn chế tài xử lý, đưa vào hương ước xóm, thôn, bản trong công tác phòng bệnh và xử lý các hộ gia đình không tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo. Tiến tới một môi trường sóng không có chó, mèo dại sẽ không có bệnh nhân mắc bệnh dại.

Hương Lan


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục