Vụ việc 8 học sinh lớp 7A6, Trường THCS Hữu Nghị, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình có dấu hiệu bị ngộ độc sau khi ăn kẹo mua ở cổng trường vào ngày 1/12/2023 là lời cảnh báo nghiêm túc về vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán công khai tại cổng các trường học.




Mặc dù đã được tuyên truyền, nhiều học sinh Trường THCS Hữu Nghị (TP Hòa Bình) vẫn mua và sử dụng đồ ăn chế biến sẵn tại cổng trường sau giờ tan học (ảnh chụp ngày 4/12/2023).

Nhiều rủi ro tiềm ẩn

Theo báo cáo của UBND phường Hữu Nghị, đồ ăn gây ra vụ ngộ độc được xác định là một loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo thông tin người bán hàng cung cấp, đây là loại kẹo mới được mua về để bán cho học sinh. Do hình thức bắt mắt, giá rẻ nên nhiều học sinh thích mua và sử dụng. Qua kiểm tra thực tế, loại kẹo này được đóng trong bao bì màu hồng, bắt mắt có tên tiếng anh là "Love Gummy”, ngoài ra có một số chữ Trung Quốc, ghi ngày sản xuất là 22/9/2023, ngày hết hạn là 22/9/2024. Ngoài những thông tin nêu trên không còn thông tin nào khác về nguồn gốc, xuất xứ của loại sản phẩm này.

Qua tìm hiểu thực tế ở một số hàng quán khu vực cổng trường trên địa bàn TP Hòa Bình có bán nhiều loại đồ ăn, thức uống cho học sinh. Điểm chung của các loại thực phẩm này là màu sắc, bao bì bắt mắt. Tuy nhiên, bằng mắt thường khó phân biệt được sản phẩm nào là thật, sản phẩm nào là giả và chất lượng có đảm bảo hay không. Dù vậy, các loại đồ ăn, thức uống này rất cuốn hút học sinh vì giá rất rẻ. Theo bác sỹ Nguyễn Thị Tâm, Trạm trưởng Trạm y tế phường Hữu Nghị, thực tế rất khó để kiểm soát về chất lượng của các sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm bày bán ở cổng trường. Bên cạnh những sản phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì người bán còn nhập cả các loại đồ ăn, thức uống không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Các loại sản phẩm này hầu hết có bao bì, nhãn mác bắt mắt và giá rẻ nên được nhiều học sinh ưa thích, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ mất an toàn.

Cảnh bảo liên tục nhưng vẫn... không sợ

Không chỉ đến khi xảy ra vụ việc 8 học sinh bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn kẹo mua ở cổng trường mới đây, mà trước đó, Trường THCS Hữu Nghị đã liên tục có thông báo, nhắc nhở học sinh khi đến trường và sau khi tan học không la cà quán xá, không mua, không ăn các loại đồ ăn, thức uống bày bán ở cổng trường để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tuy vậy, phớt lờ những khuyến cáo, cảnh báo được phát trên loa thông báo của nhà trường hay cảnh báo của các thầy, cô giáo trên lớp, vào thời điểm buổi sáng đến trường và lúc tan học vẫn có nhiều học sinh đến mua đồ ăn, thức uống ở các hàng quán tại cổng trường.

Cô giáo Hoàng Lệ Châu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Hữu Nghị cho biết: Sau khi xảy ra sự việc đối với 8 học sinh của trường, nhà trường đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục, đưa ra những cảnh báo tới 100% học sinh ngay tại lớp học và trong các giờ học ngoại khóa. Đồng thời, nhà trường thường xuyên phát đi cảnh báo về nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh khi sử dụng thức ăn, thực phẩm bẩn. Sau khi được tuyên truyền, giáo dục, nhiều em đã có ý thức không mua, không ăn và không sử dụng các sản phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở cổng trường. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa tuân thủ nghiêm túc quy định, cảnh báo của nhà trường và các thầy, cô giáo. Nhà trường rất mong các bậc phụ huynh quan tâm, nhắc nhở con em ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khỏe, không mua bán, ăn uống các sản phẩm, thực phẩm không đảm bảo tại cổng trường. Bởi ngoài sự giáo dục trong nhà trường thì việc giáo dục tại mỗi gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng hành vi cho các em. Từ đó hướng các em có ý thức trong việc bảo vệ bản thân trước những nguy cơ mất an toàn từ những thực phẩm không đảm bảo khi đến trường.

Theo quy định, hàng đồ ăn, thức uống bán tại cổng trường học thực chất là những loại thực phẩm thuộc nhóm thức ăn nhanh, đường phố. Việc quản lý loại hình kinh doanh này thuộc trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn. Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho học sinh kiến thức về ATTP của nhà trường thì chính quyền cấp cơ sở phải thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm quy định về ATTP. Cùng với đó, các gia đình cần thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, tạo thói quen không cho con ăn quà vặt khi tới trường. Có như vậy mới hạn chế tối đa những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra đối với con em mình, khi vô tình hay cố ý sử dụng những đồ ăn không đảm bảo được bán tại cổng trường.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục