Kháng sinh đang được các nhà khoa học Đan Mạch nghiên cứu như một trong những phương pháp mới trong điều trị đau vùng thắt lưng.

 

  

25% đau lưng do viêm nhiễm

 

Đau thắt lưng là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất. Nhiều bệnh nhân đỡ đau lưng trong 3 tháng đầu điều trị theo các cách thông thường nhưng 50% tiếp tục đau lưng và khổ sở vì nó.

 

Mang vác vật nặng và ngủ trên đệm mềm là nguyên nhân phổ biến nhưng nhiều trường hợp lại là do trượt đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn cũng liên quan với chứng đau dai dẳng này sau khi kết quả chụp MRI ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cho thấy tình trạng sưng nề ở quanh cột sống. Ảnh chụp cho thấy điều này diễn ra ở 7/10 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Những bệnh nhân có đĩa đệm bình thường không có sự bất thường này.

 

Các nhà khoa học tin rằng cứ 4 trường hợp đau lưng thì có hơn 1 trường hợp là do viêm nhiễm, chứ không phải là do các nguyên nhân cơ học như sai tư thế hay nâng vật không đúng cách.

 

Trong mọt nghiên cứu mang tính thăm dò, 29 bệnh nhân bị đau thắt lưng đã được điều trị bằng kháng sinh amoxicillin-clavulanate trong 3 tháng. Trong suốt quá trình điều trị, 52% bệnh nhân cho biết họ thấy tình trạng bệnh của họ thuyên giảm rõ rệt và 24% thấy khá hơn.

 

Các nhà nghiên cứu tin rằng khi đĩa đệm bị trượt ra ngoài, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây viêm. “Thủ phạm” tìm thấy ở hơn 50% bệnh nhân là do vi khuẩn gây mụn có tên Propionibacterium và khuẩn Coryne propinquum. Sự xuất hiện của vi khuẩn sẽ gây ra phản ứng của hệ miễn dịch - dẫn tới sự biến đổi của xương mà có thể nhìn thấy được.

 

Những nghiên cứu mang tính thử nghiệm khác cũng ủng hộ giả thuyết này.

 

Vi khuẩn này đến từ đâu?

 

Vi khuẩn có thể tìm thấy trên da và trong miệng và thường xuyên xâm nhập vào dòng máu qua nướu lợi, đánh răng quá mạnh cũng có thể gây chảy máu lợi.

 

“Bình thường các vi khuẩn này không gây ra vấn đề gì, nó kỵ khí và điều đó có nghĩa rằng nó không thể phát triển trong môi trường hiện diện ôxy. Nhưng ở đĩa đệm bị trượt, máu không được cung cấo và nó thể chu du đến những đĩa đêm này, cơ thể sẽ phản ứng lại, kết quả là gây đau thắt lưng”, BS Hanne Albert, trưởng nhóm nghiên cứu của TT Nghiên cứu Lưng ở Denmark (Đan Mạch).

 

Kháng sinh – Thuốc mới trị đau lưng?

 

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Đan mạch, hơn một nửa số bệnh nhân đã cải thiện được triệu chứng sau 90 ngày dùng kháng sinh liều hằng ngày. Một cuộc khảo sát lớn hơn đang được thực hiện với kết quả sẽ được công bố vào cuối năm nay.

 

Chuyên gia về xương khớp David Blake, bệnh viện Quốc gia, đánh giá: “Nếu những kết quả này được công nhận và là từ một cuộc thử nghiệm quy mô hơn thì chắc chắn đây sẽ là bước tiến lớn và tương đương với phát hiện viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori.

 

Đây sẽ là một ngạc nhiên lớn đối với khoa học và nó sẽ cứu sống hàng triệu số phận”.

 

 

                                                                           Theo DanTri

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục