Trong đại đa số trường hợp, người cao tuổi (NCT) thường bị tăng huyết áp. Đây là nguy cơ lớn dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có người lại rơi vào tình trạng huyết áp thấp. Ở người trẻ, có thể điều này ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đối với NCT thì điều này rất cần phải chú ý.

Thói quen tốt giúp điều chỉnh huyết áp

Trong một số trường hợp bệnh lý thì người bệnh cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, hầu hết có thể cải thiện bằng các quy tắc sống đơn giản sau.

 Người cao tuổi thận trọng với huyết áp thấp.

Về tập luyện: Từ xưa người ta đã nhận thấy, những người bị huyết áp thấp không thể đứng lâu một chỗ, họ cần thiết phải vận động. Ở họ, huyết áp thấp là do giảm trương lực mạch máu - thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng nâng cao trương lực mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Tập luyện các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông đều rất tốt. Tập luyện các bài tập thể dục trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần ngày cũng rất tốt. Tuy nhiên, cần tránh tập các bài tập rèn sức mạnh các nhóm cơ với cường độ lớn và trong thời gian dài. Khi cảm thấy không được khỏe (mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu), có thể tập tại nhà với các bài tập thể dục, tốt nhất là tập một số động tác ở tư thế ngồi hoặc nằm trên sàn.

Về ăn uống: Người ta thấy, huyết áp thấp thường hay gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa  dẫn đến giảm trương lực mạch máu, giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3 - 4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Khuyến cáo một số thức ăn, đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: uống cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho. NCT cần có sự tư vấn của bác sĩ khi lựa chọn những biện pháp này.

Ngoài ra những người bị huyết áp thấp cần ngủ nhiều hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ làm cho tâm trạng thoải mái, điều hòa hoạt động các trung tâm thần kinh, trong đó có trung tâm vận mạch. Tránh dùng thuốc ngủ, thuốc an thần vì chúng gây giảm huyết áp, đau đầu và buồn ngủ ban ngày. Tốt nhất là dùng một số loại chè thảo mộc. Phương pháp tắm nóng lạnh luân phiên cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp. Thay đổi nhiệt độ nước liên tục luân phiên từ nóng sang lạnh và ngược lại có tác dụng rèn luyện trương lực mạch máu (mạch máu dãn ra khi nóng, co lại khi lạnh) - cải thiện trương lực mạch máu. Một phương pháp đơn giản để tăng huyết áp là nhịn thở. Hít vào sâu rồi thở ra, sau đó nhịn thở 20 giây. Lặp lại 5 - 6 lần, 3 lần tập/ngày.

Người cao tuổi lưu ý với bệnh viêm nhiễm

Những ổ viêm tồn tại lâu dài trong cơ thể với những đợt tái phát, làm suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng xấu lên trạng thái chức năng của các cơ quan và hệ thống khác nhau. Ổ nhiễm khuẩn mãn có thể khu trú ở các cơ quan và hệ thống khác nhau, nhưng thường xuyên nhất là ở đường hô hấp trên (viêm mũi, họng, xoang), ở răng miệng (sâu răng, viêm lợi), túi mật, ống dẫn mật và ở bộ phận sinh dục.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục