Chất lượng khám, chữa bệnh của nhân dân ở thành phố Hòa Bình từng bước được nâng cao.

Chất lượng khám, chữa bệnh của nhân dân ở thành phố Hòa Bình từng bước được nâng cao.

(HBĐT) - Phường Thịnh Lang nằm ở trung tâm bờ trái sông Đà (thành phố Hoà Bình) có diện tích tự nhiên 307ha. Phường có 1.164 hộ, hơn 5.300 nhân khẩu sinh sống ở 14 địa bàn tổ dân phố. Trong những năm qua, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

 

Hàng năm, Đảng uỷ, HĐND phường ra Nghị quyết và kế hoạch hành động cụ thể về công tác y tế. Ban chăm sóc sức khoẻ của xã với thành viên là trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể, đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường làm trưởng ban được kiện toàn và xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn, đồng thời huy động cộng đồng, các bàn ngành đoàn thể như Hội CCB, Phụ nữ, Đoàn TN, Ban Dân số tích cực phối hợp tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho nhân dân, hỗ trợ triển khai các chương trình dự án tại địa bàn.

 

Đến nay, 100% cán bộ trạm và nhân viên y tế thôn bản đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ. Qua công tác truyền thông đã giúp người dân nắm bắt kiến thức cơ bản, các nội dung thực hành về chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân và gia đình như phòng chống tai nạn thương tích, bệnh lao, sốt rét, hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống SDD trẻ em, các bệnh dịch nguy hiểm như tiêu chảy cấp, dịch cúm A H1N1... Công tác phòng chống dịch bệnh được ưu tiên hàng đầu, phong trào vệ sinh phòng bệnh, chủ động phòng dịch được đẩy mạnh. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ trạm đã tăng cườg công tác giám sát dịch tễ nhằm phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các vụ dịch như ngộ độc thực phẩm, các ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây lan thành dịch lớn.

 

Các chương trình mục tiêu quốc gia được trạm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Cụ thể là chương trình sốt rét thông qua việc quản lý và giám sát chặt chẽ người đi, người đến vùng sốt rét lưu hành đã kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nhân, tạo thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp phòng bệnh như tuyên truyền người dân nằm màn, diệt bọ gậy, tẩm màn bằng hoá chất, cấp thuốc dự phòng... Nhờ đó, bệnh nhân mắc sốt rét giảm hàng năm, không có tử vong. Trạm còn tích cực truyền truyền, khám, phát hiện bệnh nhân mắc và nghi mắc bệnh lao để gửi tuyến trên xét nghiệm. Bệnh nhân lao được cán bộ y tế giám sát tại nhà, điều trị đúng phác đồ nên tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Bên cạnh đó, trạm còn thường xuyên truyên truyền về phòng chống các rối loạn do thiếu iốt, nâng cao nhận thức của nhân dân về tác dụng, cách bảo quản muối iốt, kiểm tra, lấy mẫu muối tại các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh muối, tổ chức khám, phát hiện và giám sát điều trị bệnh nhân mắc rối loạn do thiếu hụt iốt

 

Chương trình sốt xuất huyết luôn được giám sát chặt chẽ. Hàng năm, 100% hộ gia đình ký cam kết không có bọ gậy trong nhà. Đội ngũ CTV thường xuyên giám sát côn trùng tại hộ, tích cực tuyên truyền, vận động người dân thu gom chất thải, dụng cụ chứa nước đọng để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, loại trừ bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng. Với nhiều nỗ lực, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đã đạt 93,4%, phường có 96,35 hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, 98% hộ xử lý rác đúng quy định.

 

Trạm còn phối hợp Ban giám hiệu các nhà trường trên địa bàn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và chăm sóc răng miệng cho các cháu học sinh mẫu giáo tiểu học và trung học cơ sở. Công tác khám, chữa bệnh được nâng lên về chất luợng, tận tình trong khám, điều trị với bình quân số lần khám, chữa bệnh đạt 0,7 lần/người/năm. Các quy chế chuyên môn, 12 điều y đức luôn được giám sát chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ trạm thường xuyên tham gia tập huấn, cập nhật kiến thức và kỹ năng cấp cứu thông thường, chăm sóc SKSS. Qua hệ thống nhân viên y tế thôn bản, công tác quản lý, phục hồi chức năng cho người già, người tàn tật được quan tâm.

 

Đối với công tác chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, trạm triển khai tốt các quy định về tiêm chủng, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi đước tiên chủng đầy đủ đạt 98%, 100% trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi trên địa bàn được uống vitaminA, 100% trẻ em dưới 5 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng 2 lần trong năm. Trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính được chuẩn đoán và điều trị đúng phác đồ. Cùng với đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chăm sóc qua các dịch vụ như khám thai, khám phụ khoa, các dịch vụ KHHGĐ, tư vấn về sức khoẻ và hướng dẫn dinh dưỡng cho thai phụ và trẻ nhỏ. Các chỉ số phụ nữ có thai được khám 3 lần, tiêm phòng uốn ván, đẻ tại cơ sở y tế, chăm sóc tuần đầu sau đẻ... chiếm tỷ lệ cao.

 

                                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục