Dầu ăn thường được nhiều người dân lựa chọn thay thế mỡ động vật trong chế biến thực phẩm hằng ngày, nhằm phòng các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chọn loại dầu ăn nào và chế biến ra sao để đảm bảo dinh dưỡng, đem lại sự ngon miệng và không bị các tác dụng không mong muốn?

Tại cuộc hội thảo "Sự thật về dầu - bơ thực vật" do Báo Khoa học và Đời sống tổ chức ngày 31.5, các chuyên gia đã đưa ra một số gợi ý.

Theo PGS – TS Phan Thị Sửu - GĐ Trung tâm kỹ thuật ATVSTP - đưa ra thứ tự ưu tiên mà người tiêu dùng nên chọn: Dầu ôliu, dầu mè (dầu vừng), dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành và dầu cọ. Đây là các loại dầu thực vật lỏng chứa nhiều axít béo không no, có lợi cho sức khoẻ. Có trường hợp nhà sản xuất trộn lẫn các loại dầu với nhau nên khi mua về, có thể thử bằng cách để dầu vào ngăn mát tủ lạnh. Chai dầu nào đông đặc hoặc tạo cặn đặc thì dầu đó có nhiều axít béo no, không tốt cho cơ thể.

TS Sửu phân tích: Các loại dầu thực vật (dầu vừng, dầu ngô...) có nhiều axít béo không no tốt cho sức khỏe hơn là loại chứa nhiều axít béo no (như dầu dừa, dầu cọ...). Dầu thực vật có chứa hàm lượng axít béo không no là chất có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol, phòng xơ vữa động mạch cao hơn mỡ động vật. Trong dầu đậu nành chứa tới 52,5% axít oleic mà trong mỡ lợn chỉ có 8,3%.

Ngoài ra ngô, dầu vừng đều chứa nhiều vitamin E và K có lợi cho sức khoẻ; dùng để trộn salad ăn rất tốt và không bị gia nhiệt nên không hao hụt các vitamin. Tuy nhiên, khi dầu thực vật dùng để chiên, rán ở nhiệt độ cao trên 180oC sẽ bị ôxy hoá và biến chất. Vì vậy, nếu dùng dầu rán đi rán lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khoẻ.

Trường hợp ngoại lệ là dầu gan cá - một loại mỡ động vật cũng chứa nhiều axít béo không no, tốt cho cơ thể. Người khoẻ mạnh bình thường không cần kiêng mỡ động vật, có thể sử dụng tỉ lệ dầu/mỡ là 2/1 hoặc 3/1. Nhất là trẻ em không nên kiêng mỡ động vật, nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều sẽ gây béo phì và các bệnh khác.

Ăn bơ bao nhiêu thì vừa?

Bơ thực vật cũng là mặt hàng có sức tiêu thụ lớn trên thị trường. Sản phẩm này có thành phần chính là dầu thực vật đã hyđrô hoá và một số thành phần khác như sữa bột tách kem, muối, chất nhũ hoá, vitamin A, D, chất tạo màu... Để có được dạng đặc, dầu thực vật phải được hyđrô hoá, quá trình này có một số axít béo dạng trans được tạo thành. Chính các axít béo này làm tăng cholesterol xấu (LDL), đồng thời làm giảm cholesterol tốt (HDL) trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, béo phì. Do đó, không nên dùng bơ thực vật thường xuyên và số lượng nhiều”.

Chính bởi các axít béo không no dạng trans này không tốt cho cơ thể nên ThS Đào Thị Nguyên - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn dầu thực vật, Viện Công nghệ thực phẩm - khuyến cáo: “Không nên ăn nhiều mì ăn liền, bởi các nhà sản xuất thường dùng axít béo dạng trans. Hiện nay, chưa có quy định nhà sản xuất buộc phải công bố hàm lượng của axít béo không no dạng trans trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng biết và lựa chọn”.

PGS-TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế - bổ sung: Dầu thực vật được lấy từ nguồn thực vật như hạt, quả... cung cấp omega 3 và omega 6, nếu sản phẩm dầu có tỉ lệ omega 3/omega 6 hợp lý (4/1) thì rất tốt. Khi sử dụng dầu thực vật để đun nóng, chiên rán thì các axít béo trong dầu có nguy cơ bị chuyển hóa thành các sản phẩm độc hại cho sức khỏe như: Gây đột biến gene, ung thư (đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú), làm giảm miễn dịch của cơ thể... Đây chỉ là những nguy cơ cao chứ không phải chắc chắn việc sử dụng dầu ăn sẽ gây bệnh.

                                                                                      The Báo Laodong

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục