Nhiều người nhầm tưởng sau kỳ thi là con cái xả được stress nhưng thực tế tâm trạng các em vẫn rất căng thẳng, nhất là khi biết kết quả thi đạt điểm quá thấp

 
Ghi nhận tại Khoa Tâm lý của các bệnh viện (BV) như Nhi Đồng 1, 2, BV Sức khỏe Tâm thần... trên địa bàn TPHCM, cho thấy hiện tượng học sinh bị rối loạn tâm lý, stress đến điều trị đang ngày càng tăng cao, đặc biệt sau cao điểm thi cử.
 
Hầu hết những học sinh này được cha mẹ đưa đến khám vì có những triệu chứng bất thường như cha mẹ bảo lấy sách vở ra ôn tập là kêu đau bụng, nhức đầu; có em lại kêu buồn nôn, thậm chí ói liên tục nhưng khi khám thì lại không phát hiện bệnh. Những trường hợp này đang được gọi chung là mắc các chứng “bệnh học trò”.
 
Không dễ điều trị
 
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Trưởng Đơn vị Tâm lý BV Nhi Đồng 1, cho biết mỗi tháng của mùa thi, đơn vị tiếp nhận trung bình 50 bệnh nhi ở lứa tuổi tiểu học, THCS đến khám những “bệnh học trò” và đa số là những trường hợp đã ở vào tình trạng nặng.
 
 
Sau những giờ thi cử căng thẳng, các học sinh rất cần có sự động viên chia sẻ. Ảnh: Tấn Thạnh


Theo bác sĩ Phạm Quỳnh Diệp, Trưởng Khoa Khám trẻ em BV Sức khỏe Tâm thần, trẻ bị mắc bệnh ban đầu thường có những biểu hiện như cáu gắt, lầm lì, dễ nạt nộ, dễ khóc... Sau đó xuất hiện những triệu chứng như khó ngủ hoặc ngủ li bì không kể đêm, ngày; biếng ăn hay ăn uống vô độ. Giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những suy nghĩ không thực tế, có ý nghĩ bi quan, tiêu cực, thậm chí là muốn tự sát... Một khi đã có những rối loạn tâm lý, việc điều trị không dễ dàng.
 
Đừng gây thêm áp lực
 
Thời điểm bùng phát các “bệnh học trò” thường tập trung trước và cả sau mỗi kỳ thi. Nhiều người nhầm tưởng sau kỳ thi là xả stress mà không nghĩ đến việc học sinh vẫn rất căng thẳng, nhất là khi kết quả thi không như mong muốn. Những em đạt điểm quá thấp thường rơi vào tâm lý hụt hẫng, bất mãn.
 
Vì vậy, sau các kỳ thi, dù kết quả thế nào phụ huynh cũng nên an ủi, động viên con và chấp nhận với khả năng của con thay vì vô tình gây thêm áp lực. Phụ huynh nên học cách động viên để làm chỗ dựa tinh thần cho con. “Những câu nói của cha mẹ như không làm được bài thì đừng về nhà nữa, học phí cơm... là rất sai lầm và dễ dẫn đến trẻ không chịu nổi áp lực”- chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, khuyến cáo.
 
“Bệnh học trò” đang gia tăng và đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Sau kỳ thi ĐH, CĐ vừa qua, việc học sinh T.C.S (tỉnh Quảng Ngãi) tự tử vì đã không làm tốt được bài thi như mong muốn và học sinh V.T.T (tỉnh Nam Định) phát điên sau kỳ thi là những minh chứng rất rõ.

Gia đình rất quan trọng

Tại hội thảo “Tuổi trẻ - Đâu là lẽ sống?”, do Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM phối hợp cùng Trường Quản trị cuộc đời Lima vừa tổ chức tại TPHCM, chuyên gia tâm lý giáo dục Trần Năng Thể phân tích: Lứa tuổi từ 13 – 20 là lứa tuổi chưa đủ trưởng thành, cực kỳ biến động, dễ tổn thương, dễ bị lôi cuốn.
 
Trước áp lực thi cử từ bản thân, gia đình, xã hội khiến các em phải cố gắng quá độ, quá tải (phương diện thể lý); phải sống trong một tình trạng căng thẳng liên tục và lũy tiến (phương diện tâm lý).
 
Đây là thời điểm rất cần sự đồng cảm để các em vượt qua thất bại. Trong đó, gia đình giữ một vai trò không thể thay thế vì là nơi các em được lắng nghe và có thể gửi trao nỗi lòng.

 

                                                                               Theo NLĐ

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục