Ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em

Ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em

(HBĐT) - Ông Vũ Quốc Hải - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm (Trung tâm YTDP tỉnh) cho biết: Đây là thời điểm các bệnh dịch truyền nhiễm dễ bùng phát trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, công tác phòng chống bệnh dịch, bảo vệ sức khoẻ nhân dân cần được tăng cường.

 

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa này gồm sốt xuất huyết, cúm thường (H3, H1) và tiêu chảy (một loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm). Theo thống kê chưa đầy đủ từ đầu mùa dịch đến nay toàn tỉnh ghi nhận gần 3.000 ca tiêu chảy, 3.946 ca cúm. Một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như tả, sốt xuất huyết, liên cầu lợn ở người, bệnh chân - tay - miệng... tuy chưa xuất hiện ca bệnh nhưng nguy cơ bùng phát thành dịch luôn tiềm ẩn. Để thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh truyền nhiễm, truyền thông giáo dục sức khoẻ, phát hiện sớm và xử lý các ca bệnh truyền nhiễm nhằm khống chế kịp thời không để dịch bệnh truyền nhiễm lớn xảy ra trên địa bàn, hạn chế tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp từ tỉnh, huyện, xã đã được kiện toàn giúp đảm bảo hoạt động phòng chống dịch được thống nhất và thuận lợi. Cùng với đó, đường dây nóng tiếp nhận thông tin về dịch và tư vấn cho nhân dân được thiết lập, việc tổ chức trực, xử lý dịch 24/24 giờ tại tất cả các tuyến khi dịch xảy ra.

 

Hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh truyền nhiễm được tăng cường tại các bệnh viện, phòng khám công lập, phòng khám tư nhân theo tuần, hàng tháng và nếu có dịch thì thực hiện giám sát hàng ngày. Đội ngũ y tế xã và y tế thôn bản giám sát phát hiện sớm các ca bệnh mới tại thôn bản, cộng đồng. Các hoạt động dự phòng, tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho đối tượng thuộc chương trình TCMR được đẩy mạnh. Trung tâm YTDP tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức các chiến dịch tiêm sởi nhắc lại, hoạt động tiêm chủng tự nguyện phòng các bệnh truyền nhiễm đã có vắcxin; tổ chức phun diệt muỗi, tẩm màn chống muỗi, diệt bọ gây phòng chống bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.

 

Nằm trong chương trình triển khai công tác phòng chống các bệnh dịch truyền nhiễm từ nay đến hết năm, Trung tâm sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm các ca bệnh chuyển đi làm xét nghiệm chẩn đoán cho 100% bệnh nhân nghi mắc bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm. Ban chỉ đạo các tuyến đã sẵn sàng phương án thu dung, cách ly, điều trị theo từng tuyến khi có dịch xảy ra. Việc bổ sung kiến thức chuyên môn về bệnh truyền nhiễm gây dịch và các biện pháp phòng, chống cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác phòng, chống dịch tuyến huyện, xã được chú trọng. Ngoài ra còn tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, in ấn 24.000 tờ rơi tuyên truyền, in sao 225 bộ băng đĩa truyền thông và 500 cuốn sổ tay hướng dẫn hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ở cộng đồng.

 

Khi có dịch xảy đến, biện pháp chung là họp Ban chỉ đạo khẩn cấp đưa ra các biện pháp nhanh chóng khống chế dịch. Tổ chức cách ly, điều trị sớm các ca bệnh tại cộng đồng. Huy động mọi nguồn lực, phối hợp với các ban, ngành tiến hành bao vây, cô lập, hạn chế tối đa lây lan, giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm. Tổ chức điều tra dịch tễ, giám sát chặt chẽ các ca bệnh, nguồn lây, người tiếp xúc để phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Phối hợp tổ chức truyền thông giáo dục sức khoẻ, tuyên truyền các biệp pháp phòng chống dịch trên mọi hình thức.

 

Hiện đang là giai đoạn bệnh sốt xuất huyết lưu hành ở nhiều địa phương trong cả nước. Vào mùa dịch năm 2009, tỉnh ta có 22 trường hợp chẩn đoán lâm sàng, trong đó có 1 trường hợp xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết tại xã Tây Phong (Cao Phong). Bà con nên thận trọng theo dõi, kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết là sốt (nóng) cao, đột ngột, kéo dài liên tục, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi da xung huyết. Thời gian sốt thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng từ 12 - 24 giờ. Để phòng bệnh, phải diệt muỗi và loại trừ những nơi muỗi sinh sản khi có sự chuyển mùa (trong và sau mùa mưa) và trong các vụ dịch. Đây là biện pháp quan trọng tự bảo vệ mình để tránh bị muỗi đốt, nên mặc quần áo dài, sử dụng thuốc và dụng cụ diệt muỗi. 

 

                                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục