kíp phẫu thuật của Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông đang thực hiện một ca phẫu thuật điều trị khuyết tật vận động

kíp phẫu thuật của Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông đang thực hiện một ca phẫu thuật điều trị khuyết tật vận động

Điều trị bàn chân khoèo, chỉnh sửa các biến dạng ở chi thể, nếu được thực hiện sớm thì hiệu quả càng cao

 
Trong những ngày qua, hàng trăm trẻ em khuyết tật vận động từ Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu... đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông (TPHCM) để được phẫu thuật miễn phí.
 
Chương trình được tổ chức thường niên từ 5 năm qua, do các tổ chức Espir Enfants VN, Coup de Pouce-insertion (Pháp) và Hands For Hope (Úc) tài trợ, phía bệnh viện hỗ trợ 50% chi phí.
 
Ông Lê Xuân Bính (Việt kiều Pháp), đại diện tổ chức tài trợ, cho biết chương trình này sẽ đồng hành lâu dài với trẻ em nghèo VN. Cho đến thời điểm này, đã có khoảng 1.000 trẻ em khuyết tật vận động được phẫu thuật để chỉnh hình nhờ vào chương trình này.
 
Xen lẫn buồn, vui       
 
Cộp, cộp, cộp. Tiếng búa gõ, tiếng đục cắt xương vang ra từ trong phòng mổ trên tầng 8 của Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông - TPHCM.
 
Trực tiếp chứng kiến, nghe những âm thanh này trong phòng phẫu thuật, tôi rợn gáy. Bệnh nhân vừa được các bác sĩ cắt rời xương để chỉnh lại hình là một em bé 4 tuổi, đến từ tỉnh Hậu Giang, bị dị tật với đôi chân cong queo vòng kiềng.
 
 
Ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO
Phương Đông đang thực hiện một ca phẫu thuật điều trị khuyết tật vận động


Với các bác sĩ phẫu thuật ở đây thì những ca như thế này là không có gì lạ. Sau vết dao rạch khoảng 3 cm, một khoảng trống ống chân lộ ra, bác sĩ tiến hành cắt xương, sau đó thực hiện thủ thuật nối, căng, kéo, uốn, nắn. Họ thao tác đầy khẩn trương nhưng chính xác tuyệt đối. Những ánh mắt tập trung cao độ.
 
Bên ngoài phòng đợi, thân nhân chen chân trông ngóng đợi tin con với đầy ắp nỗi niềm. Họ buồn vì đứa con mình sinh ra mang hình hài không bình thường như bao trẻ khác. Còn vui là bởi sau những phẫu thuật này, từ đây cuộc đời đứa con hy vọng bước sang trang mới, sẽ không còn khoảng cách vô hình với xã hội như bấy lâu.
 
Anh Phan Đức Tùng (ngụ tỉnh Bạc Liêu) cho biết con trai anh năm nay đã 13 tuổi nhưng muốn di chuyển đi đâu thì cứ phải lết đất. Sau một vụ tai nạn giao thông, cháu bị mất toàn bộ xương đùi nên cánh chân không còn cố định mà lỏng lẻo cong quẹo như hình chữ S.
 

Di chứng nặng nếu chậm điều trị

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong số trẻ mới sinh ra thì có 5% bị khuyết tật. Các di chứng khuyết tật vận động do tai nạn cũng là điều đáng báo động ở trẻ, phổ biến nhất là do trèo cây té gãy, phỏng do rớt té vào nồi canh, bếp lửa. Những khuyết tật xương khớp nếu không can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề.

Gia đình lâu nay không có tiền điều trị. Các bác sĩ cho biết trường hợp con anh Tùng phải mất khá nhiều thời gian và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép xương, kéo chi, gân... nhưng điều chắc chắn là cháu sẽ trở lại cuộc sống bình thường.
 
Biến dạng đáng tiếc
 
Theo TS-BS Lê Đức Tố, giám đốc bệnh viện, số trẻ bị khuyết tật vận động đưa đến phẫu thuật đa số là do bị di chứng nặng nề của sốt bại liệt, bại não, phỏng, chấn thương và dị tật bẩm sinh với đủ loại khuyết tật từ chân tay, xương sống, lồng ngực... Trong đó, thường gặp nhất là những cánh chân vòng kiềng, khoèo, co quắp hình chữ S, co rút tứ chi, mất xương. Nhiều trường hợp do không được phát hiện và điều trị sớm nên thân hình bị biến dạng đáng tiếc.
 
“Điều trị bàn chân khoèo, chỉnh sửa các biến dạng ở chi thể, nếu càng thực hiện sớm thì hiệu quả càng cao. Cũng giống như uốn một cái cây non, cây càng non càng dễ uốn”- TS-BS Lê Đức Tố nói. Cũng theo ông, chương trình đang tiếp tục đón bệnh nhân có nhu cầu đến điều trị.
 
 
 
                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục