Để phòng ngừa các bệnh “từ trên trời rơi xuống” do nhiễm vi rút, vi khuẩn, bạn nên lưu ý 8 thói quen sau:

 

 
Rửa tay nơi công cộng không đúng cách sẽ không thể có được bàn tay sạch

1. Súc miệng

 

Theo nghiên cứu của Nhật, mỗi ngày dùng nước trắng súc miệng có thể làm giảm nguy cơ cảm cúm. Những người dùng nước trắng súc miệng hàng ngày có tỉ lệ mắc bệnh cảm cúm thấp hơn 36% so với những người khác. Từ đó, có thể thấy cách súc miệng đơn giản cũng có tác dụng phòng chống các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp rất hiệu quả.

 

2. Tắm hơi

 

Theo 1 nghiên cứu của  Đức, những người không thích tắm hơi có tỉ  lệ mắc bệnh cảm lạnh cao gấp 2 lần những người cứ 1 tuần đi tắm hơi 2 lần.

 

3. “Tút” lại bàn chải

 

Làm nóng bàn chải  bằng lò vi sóng trong 10 giây, có thể diệt các vi khuẩn gây bệnh cảm cúm và một số bệnh khác.

 

Thực tế, sau khi bạn dùng bản chải đánh răng, bàn chải của bạn đã biến thành “nôi” cho vi khuẩn sinh sôi. Bởi vậy, trước khi đánh răng, bạn nên cho bàn chải vào lò vi sóng để diệt khuẩn; hay đơn giản hơn, sau khi bị cảm lạnh, hoặc 1 tháng/lần, bạn nên thay bàn chải mới.

 

4. Thường xuyên rửa tay

 

Đa phần các vi khuẩn lây bệnh cảm cúm và cảm lạnh đều thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp. Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ của Hải quân Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu với 36.000 binh sĩ, yêu cầu mỗi người phải rửa tay 5 lần/ngày. Kết quả cho thấy, tỉ lệ mắc các bệnh đường hô hấp của các binh sĩ này giảm 45%.

 

5. Rửa tay 2 lượt/lần

 

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Columbia khi kiểm tra tay của các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mặc dù sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn nhưng nếu chỉ rửa tay 1 lượt/lần, tác dụng loại trừ vi khuẩn sẽ không được như mong muốn. Bởi vậy, nếu bạn thực sự không muốn “kết bạn” với các chứng cảm cúm hay cảm lạnh, tốt nhất nên rửa tay 2 lượt mỗi lần.

 

6. Cách giữ vệ sinh tay nơi công cộng

 

Nghiên cứu cho thấy, phần lớn chúng ta khi sử dụng các công trình vệ sinh công cộng đều không thể rửa sạch tay một cách hiệu quả, bởi mỗi người khi ra khỏi khu vệ sinh công cộng đều phải tiếp xúc với tay nắm cửa. Do vậy sau khi rửa tay, bạn nên dùng một tờ giấy ăn lót tay để tắt vòi nước, và dùng một tờ khác lau khô 2 tay. Sau đó dùng tờ giấy đó lót tay để mở cửa phòng vệ sinh. Cách này nghe có vẻ thật rắc rối, nhưng đó là lời khuyên từ Trung tâm khống chế các tật bệnh của Mỹ đưa ra, nhằm giúp bạn tránh không bị các vi khuẩn lây bệnh “xâm hại”.

 

7. Lau mũi, không nên xì mũi

 

Theo một nghiên cứu của  Đại học Virginia, cảm cúm không thể “hành hạ” bạn quá lâu. Các  nhà khoa học dùng tia X quang và thuốc nhuộm đã phát hiện ra khi bạn dùng lực để xì mũi, vẫn sẽ có một chút dịch “ngoan cố” lưu lại trong hốc mũi bạn. Vậy nếu bạn cần xì mũi, bạn có thể xì một cách nhẹ nhàng, không cần phải dùng sức quá mạnh.

 

8. Dùng khuỷu tay che miệng khi ho, hắt xì

 

Bạn không nên dùng tay che miệng khi ho hay hắt xì. Làm vậy vô hình chung đã lưu giữ các vi khuẩn lại trên tay bạn. Từ đó bạn có thể lây truyền cho mọi người xung quanh. Bởi vậy, nếu không có khăn tay lúc muốn hắt xì hay ho, bạn có thể dùng khuỷu tay để che miệng hay mũi.

 

 

 

                                                                               Theo DanTri

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục