Cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh trao đổi phương pháp tuyên truyền về  mất cân bằng giới tính khi sinh  với các cộng tác viên dân số huyện Đà Bắc.

Cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh trao đổi phương pháp tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh với các cộng tác viên dân số huyện Đà Bắc.

(HBĐT) - Theo niên giám thống kê và tổng điều tra dân số toàn tỉnh, ngay từ năm 2005, tỉnh ta đã xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) với tỷ số 112,5 nam/100 nữ.

 

Tỷ số này diễn biến theo chiều hướng gia tăng theo từng năm rõ rệt và đều cao hơn mức trung bình chung của cả nước: năm 2007 là 113, năm 2008 là 116,3, năm 2009 là 117, năm 2010 tăng lên 118 và 9 tháng năm 2011 là 123. Năm 2009, tỉnh ta nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ MCBGTKS cao nhất cả nước thì năm 2010 đã đứng trong tốp 5 và 9 tháng năm 2011 đã đứng trong tốp 3. Trong đó, 5 huyện có tỷ lệ MCBGTKS cao nhất là: Yên Thủy 124,9, Đà Bắc 124,1, Cao Phong 118,1, Lương Sơn 115,9, Tân Lạc 114,5 (số liệu năm 2010).

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho rằng, đây là những con số đáng báo động. Nhà nào cũng muốn có con trai nhưng lại không nghĩ rằng xã hội đang thừa con trai. Tham dự hội thảo “Nam nông dân Đà Bắc gương mẫu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ” được tổ chức vào đầu tháng 11, nhiều nông dân trong huyện mới biết Đà Bắc lại là huyện có tỷ lệ MCBGTKS cao thứ hai trong tỉnh. Nhiều ý kiến đều thành thực chia sẻ mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, có chỗ dựa khi tuổi già hay có người làm việc đồng áng, đi nương nặng nhọc... Vì vậy, trong huyện đã có những trường hợp dọa bỏ, ép vợ tháo bỏ vòng đẻ con thứ ba để mong có con trai khi đã có 2 con gái. Các số liệu đã chỉ ra rằng, khát khao có con trai rất mãnh liệt bởi MCBGTKS xảy ra ngay ở lần sinh thứ nhất với tỷ số 110,2 và tăng lên 115,5 ở lần sinh thứ ba.

 

Cũng theo bà Nguyễn Thị Ngọc, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do bất bình đẳng giới, tư tưởng trọng nam hơn nữ, con mang họ cha, con trai mới được coi là nối dõi tông đường, lo việc thờ cúng... đã ăn sâu vào tiềm thức của không ít cá nhân, dòng họ. Bên cạnh đó là áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con nhưng lại muốn trong đó phải có con trai nên đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh. Mặt khác, hiện nay, lao động thủ công đòi hỏi sức lao động cơ bắp vẫn nhiều; chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa đảm bảo, nhiều người già ở nông thôn không có lương hưu nên có tư tưởng muốn có con trai để nương tựa tuổi già. Việc quản lý nạo phá thai, siêu âm xác định giới tính thai nhi chưa tốt. Nhiều người chưa hiểu được hậu quả xã hội của việc MCBGT hoặc hiểu biết thiên lệch về giá trị của con trai và con gái. Dự báo, giai đoạn 2011-2015, tình trạng MCBGT ở tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung nếu không được quan tâm khống chế thì sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.  

Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm và nỗ lực kiểm soát tình trạng MCBGTKS. Pháp lệnh Dân số đã quy định nghiêm cấm chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi; Nghị định 114 của Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm và các mức xử phạt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI) khẳng định việc đảm bảo cân bằng giới tính là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới. Tỉnh ta cũng đã và đang triển khai mô hình MCBGTKS. Chi cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động để mọi người dân trong tỉnh nhận thức được thực trạng, tầm quan trọng của MCBGTKS đang diễn ra trong cả nước và trong tỉnh. Sở Y tế đang tham mưu giúp HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về MCBGTKS, trong đó đề xuất những ưu tiên cho phụ nữ, trẻ em gái. Bà Nguyễn Thị Ngọc cho rằng, cần quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các cơ sở siêu âm, nạo phá thai vi phạm các quy định của pháp luật. Vấn đề quan trọng nhất lúc này là tuyên truyền cho người dân thấy được hậu quả của MCBGT, từ đó thay đổi từ nhận thức đến hành vi. Chi cục đang tập trung tuyên truyền đối tượng là nam giới vì đây được xác định là đối tượng gốc có tác động lớn đến việc lựa chọn thai nhi. “Cố đẻ con trai để mong nối dõi tông đường nhưng hóa ra lại có nguy cơ mất nòi giống vì nhà nghèo, sau này nhiều khả năng không lấy được vợ, không sinh được con. Sinh con trai hay gái không quan trọng bằng việc nuôi dạy cho tốt, thành người có ích thì mới báo hiếu cha mẹ được” -  Xin mượn lời tâm sự chân tình của chàng trai trẻ người Dao 22 tuổi Lý Văn Quang, xóm Tra, xã Toàn Sơn và ông Ngô Tiến Cao, xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) sau khi được dự hội thảo “Nam nông dân Đà Bắc gương mẫu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ để nói về sự thay đổi nhận thức về tình trạng MCBGT.

 

                                                                            Cẩm Lệ 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục