Tẩy trắng răng để có hàm răng trắng, nụ cười xinh đang dần trở thành nhu cầu làm đẹp thông dụng. Thậm chí với nhiều người, nhu cầu này còn đơn giản tới mức có thể tự mua thuốc và vật liệu làm trắng răng để tẩy trắng tại nhà. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng không biết rằng, việc tự ý làm bác sĩ nha khoa trong khi thiếu kiến thức về sức khỏe răng miệng là đang tự mình “chuốc vạ vào thân”…

Tự chuốc vạ vào thân

Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt của một bác sĩ nha khoa (phố Tôn Thất Tùng - Hà Nội) rất đông bệnh nhân đang chờ đến lượt vào khám. Qua câu chuyện, chúng tôi được bác sĩ cho biết, có khá nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về răng tại phòng khám của anh chỉ vì họ tự ý làm “bác sĩ nha khoa”. Trường hợp của chị Hoài (Bắc Ninh) là một điển hình. Thiếu tự tin và luôn vật vã với hàm răng đen xỉn vì chẳng hợp với khuôn mặt trắng hồng của mình, sau khi nghe vài người bạn tư vấn, chị Hoài đã quyết định tìm kiếm một loại sản phẩm tẩy trắng răng được rao bán trên mạng với giá 260.000 đồng.
 
Mặc dù không hiểu được công dụng và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng nước ngoài của sản phẩm, nhưng qua lời giới thiệu của nhân viên bán hàng về tính năng tẩy trắng nhanh chóng của loại vật liệu tẩy trắng, chị Hoài đã yên tâm mua về dùng với mong muốn hàm răng của chị sẽ nhanh trắng sáng. Thế nhưng hiệu quả chưa thấy đâu thì chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, chị Hoài đã phải tìm đến phòng khám nha khoa vì hàm răng của chị luôn ở trong tình trạng ê buốt, đau lợi. Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết, chị Hoài bị co lợi hở vùng chân răng do trong quá trình thực hiện tẩy trắng không đúng kỹ thuật đã làm phần chân răng hở không được che phủ kín trước khi tẩy trắng nên chất tẩy đã len lỏi vào chân răng gây ra tình trạng sưng đau nề lợi.

Cũng trong tâm trạng như chị Hoài, Đức (sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội) vốn là “tín đồ” của hút thuốc lá, mặc dù đã bỏ hẳn thuốc lá nhưng hàm răng thì không thể lấy lại độ trắng như xưa, trong khi “người yêu em lại không thích hàm răng ám khói của em” nên cậu quyết định mua thuốc tẩy trắng về dùng thử. Nhưng rồi “chưa được răng thì đã hỏng lợi” nên Đức cũng phải tìm đến phòng khám chuyên khoa răng để tự sửa sai cho chính mình vì quá tin vào quảng cáo.

 Một sản phẩm làm trắng răng được quảng cáo trên mạng (ảnh minh họa).

Không phải muốn là tự làm bác sĩ nha khoa

Trong bất kỳ thuốc tẩy trắng răng nào cũng có chứa một trong hai thành phần carbamide peroxide và hydrogen peroxide. Nồng độ được khuyến cáo an toàn khi tự tẩy trắng răng tại nhà của hai thành phần trên là 10 - 15 %. Tuy nhiên ở những dòng thuốc tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường thì nồng độ này lại rất khó kiểm soát. Khi hàm lượng hydrogen peroxide cao quá mức cho phép sẽ gây hại cho răng và các tổ chức khác như lợi, môi…

Liên hệ với khá nhiều số điện thoại rao trên mạng quảng cáo về sản phẩm tẩy trắng răng, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều thông tin quảng cáo hấp dẫn như: “Chị cứ yên tâm. Dùng sản phẩm không độc hại, cũng không phải lưu ý gì, hiệu quả nhanh”. Tuy nhiên khi chúng tôi thắc mắc về xuất xứ không có nhãn mác về công dụng, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt thì lại nhận được những câu trả lời chung chung kiểu như đây là hàng xách tay, đã có nhiều người dùng và cho hiệu quả tốt!

Trao đổi với ThS. Lê Long Nghĩa - Viện Đào tạo răng hàm mặt, Trường ĐH Y Hà Nội được biết, những sản phẩm tẩy trắng răng ở nước ngoài nhập về Việt Nam đã qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng luôn có hướng dẫn rõ ràng, mặc dù là quảng cáo dùng tại nhà nhưng luôn được lưu ý dòng chữ dưới sự kiểm soát của nha sĩ. Tuy nhiên, vì ý nghĩ coi tẩy trắng răng là đơn giản và tâm lý muốn tẩy trắng “siêu tốc” nên nhiều người tự ý mua về dùng mà quên mất sự giám sát của những người có chuyên môn trong lĩnh vực này nên mới để xảy ra chuyện dở khóc dở cười “tiền vẫn mất mà tật vẫn mang”.
 
Bác sĩ Nghĩa cũng  khuyến cáo, việc tự ý tẩy trắng răng tại nhà sẽ rất nguy hại nếu không đúng kỹ thuật để  thuốc ngấm vào lợi, môi, đường tiêu hóa. Bên cạnh đó không phải ai muốn cũng có thể tự tẩy trắng răng vì  hiệu quả sử dụng thuốc, tác dụng phụ còn phụ thuộc vào men răng, sự khoáng hóa và lứa tuổi của mỗi người. Mặt khác, trước khi tiến hành làm trắng răng, bác sĩ nha khoa phải kiểm tra sức khỏe răng miệng, độ nhiễm màu của răng và căn cứ vào đó mới quyết định nồng độ thuốc dùng, phương pháp tẩy trắng nào phù hợp.   
 
 
                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục