Tiến hành phun khử trùng phương tiện và gia cầm vận chuyển qua chốt kiểm dịch Yên Mông (thành phố Hòa Bình).

Tiến hành phun khử trùng phương tiện và gia cầm vận chuyển qua chốt kiểm dịch Yên Mông (thành phố Hòa Bình).

(HBĐT) - Đến thời điểm này, 10 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã có dịch cúm gia cầm. Dịch xảy ra ở một số địa phương tiếp giáp với tỉnh ta như Thanh Hóa, Hà Nam..., trong đó, diễn biến dịch ở tỉnh Hà Nam chưa qua 21 ngày. Trước mức độ nguy hiểm và nguy cơ dịch cúm gia cầm, các huyện, thành phố trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp cấp bách phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

 

Mới đây, Công điện số 03/CĐ – UBND tỉnh của Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các huyện, thành phố, Sở NN&PTNT, sở, ban, ngành liên quan khẩn trương tập trung chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc việc kiện toàn tổ chức, phân công nhiệm vụ, địa bàn cụ thể cho các thành viên BCĐ phòng - chống dịch gia súc, gia cầm. Tình hình dịch và các biện pháp phòng - chống dịch cúm gia cầm được thông báo đến tận người dân. Đồng thời tăng cường kiểm dịch, vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Theo ông Phạm Vinh Xương – Phó chi cục Thú y, diễn biến dịch còn nhiều phức tạp bởi vắcxin phòng bệnh chưa tương thích với dịch cúm gia cầm. Công tác chăn nuôi thường song hành cùng dịch bệnh nên vấn đề phát hiện sớm, chủ động khống chế dịch vẫn là giải pháp quan trọng hàng đầu.

 

Hiện nay, trong tỉnh có 2 hệ thống chăn nuôi là chăn nuôi trong nhân dân và chăn nuôi trang trại, gia trại. Để bảo vệ và phát triển chăn nuôi bền vững, ứng phó với nguy cơ dịch cúm gia cầm cần đẩy mạnh công tác giám sát, phát hiện dịch. Chủ động ứng phó với dịch cúm gia cầm, chính quyền cấp xã, trưởng thôn và thú y cơ sở cùng các tổ chức, đoàn thể, người chăn nuôi đang tích cực tham gia giám sát dịch. Đặc biệt là tuyên truyền, hướng dẫn, lưu ý hộ chăn nuôi khi có gia cầm bị ốm, chết báo cáo kịp thời cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương. Trường hợp nghi ngờ bị bệnh cúm gia cầm sẽ tổ chức tiêu hủy ngay đàn bị bệnh và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng - chống dịch, không để bùng phát, lây lan diện rộng, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe nhân dân. Trách nhiệm và có hình thức xử lý các trường hợp giấu dịch, báo cáo chậm để dịch xảy ra và làm lây lan dịch bệnh cũng được quy định rõ.

 

11 chốt kiểm dịch ở các điểm đầu mối giao thông trong tỉnh đang duy trì hoạt động, riêng huyện Lạc Thủy có 2 chốt tại xã Thanh Nông và xã Đồng Tâm. Với sự tham gia phối hợp của các lực lượng thú y, quản lý thị trường và cảnh sát giao thông, hoạt động của các chốt được thường xuyên, liên tục 24/24 h. Nhờ đó, việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là việc nhập gia súc, gia cầm từ các tỉnh khác vào địa bàn tỉnh được kiểm soát chặt chẽ.

 

Một biện pháp hiệu quả cũng được đẩy mạnh trong thời gian này là việc triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng - chống bệnh cúm gia cầm từ ngày 15/2 đến hết 15/3. Toàn tỉnh phấn đấu 100% diện tích vùng có nguy cơ phát dịch được tiêu độc, khử trùng. Việc tiêu độc khử trùng được thực hiện tại tất cả các ổ dịch cúm gia cầm, dịch bệnh LMLM, tai xanh cũ, vùng giáp ranh ổ dịch cũ, nơi chôn gia súc, gia cầm chết. Tại chuồng trại chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi sẽ tiêu độc môi trường mỗi tuần/lần. Tiêu độc sau mỗi ca sản xuất tại các cơ sở giết mổ động vật và vào cuối mỗi buổi chợ tại các chợ có bán động vật và sản phẩm động vật. Tại các chốt kiểm dịch động vật tiến hành phun khử trùng phương tiện và động vật vận chuyển qua chốt. Các xã tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể. Việc phun được thực hiện sau khi đã vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ rửa.

 

Công tác phòng dịch của tỉnh đang ở cấp độ cao. Ông Phạm Vinh Xương – Phó chi cục Thú y cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn gia cầm mắc bệnh, không ăn tiết canh gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa nấu chính. Khi tiếp xúc với gia cầm phải có bảo hộ cá nhân, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc, chế biến gia cầm. Hộ chăn nuôi tự giác, tích cực thực hiện tiêm vắcxin phòng - chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

 

                                                             

                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục