(HBĐT) - Theo báo cáo của Bộ Y tế, thời gian gần đây, tại nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp người bị chuột cắn. Trong đó, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1 trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút Hanta. Bệnh nhân nhập viện ngày 17/10 trong tình trạng sốt cao, sau đó có biểu hiện suy thận. Điều tra dịch tễ tại khu vực bệnh nhân sinh sống thấy có nhiều chuột. Trong đó đã có những con chuột cống mang virút Hanta. Trước tình hình đó, ngày 29/11, Cục YTDP (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1359/ yêu cầu Trung tâm YTDP 63 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm virút Hanta từ chuột sang người.

 

Ông Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh (Trung tâm YTDP tỉnh) cho biết: Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) bị nhiễm vi rút cắn hoặc do hít phải các chất thải có chứa vi rút, ăn thức ăn bẩn đã bị nhiễm vi rút. Vi rút này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của loài gặm nhấm như: chuột nuôi làm cảnh, chuột ở phòng thí nghiệm, chuột đồng, chuột cống... Vi rút Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng chính như: sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, có dấu hiệu nổi ban trên da, phù mặt, bí tiểu và sau đó là đa niệu. Ngoài ra, vi rút Hanta còn gây sốt xuất huyết hội chứng phổi với các triệu chứng chính như: sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp. Một số ít trường hợp có hiểu hiện lâm sàng nặng với hội chứng phổi hoặc hội chứng suy thận cấp có thể tử vong. Bệnh không lây từ người bệnh sang người lành.

 

Sau khi nhận được công văn của Cục YTDP Trung tâm YTDP tỉnh đã có văn bản yêu cầu Trung tâm YTDP 11 huyện, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt liên quan đến chuột cắn hoặc tiếp xúc với chuột, chất thải của chuột. Triển khai các biện pháp truyền thông tới người dân. Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân cách diệt chuột phù hợp. Đồng thời, khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp: Tránh tiếp xúc với chuột và chất thải của chuột. Sử dụng ủng cao su khi đi đến những nơi có chuột sinh sống, ngủ màn để tránh bị chuột cắn. Khi tiếp xúc với chuột, bẫy chuột hoặc khi vệ sinh khu vực có chuột phải đeo khẩu trang, mang găng tay cao su và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Dùng hóa chất sát khuẩn thông thường để vệ sinh nơi có chuột. Giữ vệ sinh, gọn gàng nơi ở, nơi làm việc để làm giảm sự phát triển của chuột. Xác chuột phải đốt hoặc bỏ vào túi nilon 2 lớp và chôn ở độ sâu tối thiểu 50cm. Thức ăn phải được đậy kín, không cho chuột tiếp xúc với thức ăn của người và gia súc. Nếu có hiện tượng sốt liên quan đến chuột cắn hoặc tiếp xúc với chuột, chất thải của chuột cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

 

Hiện nay, nhân dân ở một số xã vùng sâu, cao trong tỉnh vẫn thường đi săn chuột và ăn thịt chuột. Đây là món ăn khoái khẩu của không ít người, thậm chí chuột còn được bắt, làm thịt và treo ở gác bếp. Theo ông Vũ Quốc Hải, ngường dân ở những vùng này cần cẩn trọng hơn khi tiếp xúc và chế biến thịt chuột. Bởi ngoài có thể lây vi rút Hanta sang người, chuột còn là ổ chứa thiên nhiên của một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như: dịch hạch, bệnh Leptospirose, nhiễm khuẩn Salmonella, sốt… Trong khi đó, các bệnh do chuột lây truyền hầu hết đều chưa có vắc xin phòng ngừa.

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục