Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.

Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.

(HBĐT) - Từ tháng 12/2012 đến nay, hệ thống giám sát của Trung tâm YTDP các tuyến liên tiếp ghi nhận những ca bệnh tiêu chảy. Trong đó chủ yếu là trẻ em. Chỉ tính riêng trong tháng 12 đã ghi nhận 366 ca mắc. Nhiều nhất là tại huyện Tân Lạc 102 ca, Đà Bắc 60 ca, Mai Châu 37 ca, Cao Phong và Lạc Sơn mỗi huyện 33 ca… Tuy nhiên, trên thực tế ở cộng đồng, số ca mắc có thể cao hơn nhiều.

 

Theo quan sát của chúng tôi, thời điểm này, buồng tiêu hoá của khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) luôn trong tình trạng đông bệnh nhi. Chị Nguyễn Thị Phương là giáo viên trường MN Tư thục Sao Mai (TPHB) có con bị tiêu chảy kéo dài vừa phải nhập viện. Chị cho biết: Cháu được 17 tháng tuổi. Cháu bị đi ngoài phân lỏng 6 – 8 lần/ngày. Chị đã mua men tiêu hóa cho con uống nhưng không đỡ. Bị mất nước nhiều, cháu nằm li bì nên gia đình đã đưa đến bệnh viện điều trị. Các bác sĩ đã phải áp dụng biện pháp truyền dịch. Khi bị tiêu chảy chị đã cho cháu nghỉ học để tránh lây sang các bạn trong lớp. Mẹ cũng phải xin nghỉ dạy để trông con.

 

Thời tiết lạnh, khô đặc trưng của mùa đông-xuân là điều kiện thuận lợi để bệnh tiêu chảy phát tán. Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng như các huyện thời điểm này đều ghi nhận gia tăng các ca bệnh tiêu chảy. Bác sĩ CKII Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) cho biết: Thời điểm trung tuần tháng 1, số bệnh nhi phải nhập viện vì tiêu chảy chiếm đến gần 40%. Không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao, nôn mửa, mất nước, mắt trũng sâu khá nguy kịch, buộc bác sĩ phải truyền dịch. Đây là mùa bệnh tiêu chảy do vi rút. Vi rút rota tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa non yếu làm trẻ bị tiêu chảy với các triệu chứng: sốt, quấy khóc, nôn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng màu xanh, vàng chanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy. Đây là bệnh thông thường nhưng thực tế đáng lo ngại là không ít cha mẹ điều trị cho con không đúng cách hoặc lại xem thường. Nếu trường hợp nặng, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm, lưu ý, khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước, bù điện giải, tốt nhất là bằng nước oresol. Song cần pha vào nước theo đúng hướng dẫn và cho trẻ uống rải rác trong ngày. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga, trà đường, nước ép trái cây quá ngọt vì dễ gây tiêu chảy thẩm thấu và tăng natri máu. Cũng không được cho con uống thuốc kháng sinh, bệnh không khỏi mà trẻ có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa; không nên cho trẻ uống các loại thuốc cầm nôn, cầm đi ngoài như lá ổi, quả hồng xiêm xanh... Những thứ đó sẽ làm hạn chế đào thải vi rút ra ngoài dẫn đến ứ đọng lại, có thể gây trướng bụng, sốt cao, nhiễm trùng, viêm ruột.   

 

Bên cạnh việc bù dịch, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Không ít gia đình quan niệm sai lầm rằng, trẻ bị tiêu chảy thì phải kiêng khem nghiêm ngặt. Điều này sẽ làm giảm sức chống đỡ bệnh tật của bé, tiêu chảy càng kéo dài. Trong thời điểm này, trẻ vẫn có thể hấp thu đến 70% chất dinh dưỡng. Do vậy, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng và ăn thành nhiều bữa nhỏ. Nên uống bổ sung kẽm ngay khi tiêu chảy bắt đầu. Kẽm sẽ làm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh, tăng hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhưng uống oresol, ăn được, chơi bình thường thì không phải truyền dịch. Nếu trẻ đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, mắt lõm, da nhăn nheo… cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.

 

Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin. Cùng với đó, thực hiện giữ vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là trước khi cầm thức ăn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để trẻ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi. Chọn mua những thực phẩm tươi sống, an toàn sẵn có ở địa phương. Tiêu chảy dễ gây thành dịch vì lây qua đường tiêu hoá. Phân, chất thải của người bị tiêu chảy phải được xử trí bằng hoá chất trước khi thải ra môi trường. Trẻ bị tiêu chảy nên cho nghỉ học để tránh lây sang các trẻ khác.

 

 

                                                                     Minh Châu

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục