Cán bộ Thú y tỉnh, huyện hướng dẫn hộ chăn nuôi xóm Nghia, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) tận dụng nguyên liệu có sẵn che chắn chuồng trại cho gia súc để chống rét.

Cán bộ Thú y tỉnh, huyện hướng dẫn hộ chăn nuôi xóm Nghia, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) tận dụng nguyên liệu có sẵn che chắn chuồng trại cho gia súc để chống rét.

(HBĐT) - Trải qua đợt rét đậm đầu tiên kể từ vụ đông - xuân, trên địa bàn xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) đã có 3 con trâu, nghé bị chết. Là xã vùng sâu, chăn nuôi gia súc chiếm giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, sự tổn hại về gia súc khiến đời sống hộ chăn nuôi vốn khó khăn lại càng khó hơn.

 

Theo đồng chí Quách Hương Lam, Chủ tịch UBND xã, từ trước khi bước vào vụ đông - xuân, UBND xã đã tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi tích trữ cây rơm, thực hiện các biện pháp che chắn chuồng trại để phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc. Tuy nhiên, một thực tế nan giải là do diện tích rừng trồng kinh tế ngày càng mở rộng nên đồng cỏ hiện bị thu hẹp nhiều. Hơn nữa, diện tích cấy lúa của xã ở cả 2 vụ chỉ khoảng 80 ha nên chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ lượng rơm, rạ làm thức ăn dự trữ cho gia súc.

 

Thiếu thức ăn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đàn trâu, bò nuôi trong dân thường bị tổn hại sau mỗi dịp đông về. Điển hình nhất là vào vụ đông 2008 - 2009, hàng chục con trâu, bò trong tổng đàn gia súc của xã bị chết đói, chết rét. Phần vì không có điều kiện, phần do nhận thức còn hạn chế nên hộ chăn nuôi chưa thực sự quan tâm đến việc phòng, chống rét cho đàn gia súc. Theo thống kê, đàn trâu, bò của xã có hơn 900 con bao gồm hơn 700 con trâu, 200 con bò. Đến thời điểm này, trong số 216 chuồng trại, mới có 1 chuồng trại kiên cố, còn lại là bán kiên cố hoặc lợp mái tạm bợ. Qua kiểm tra thực tế tại một số xóm, kể cả địa bàn gần trung tâm xã là xóm Nghia vẫn có không ít chuồng trại được dựng rất sơ sài và không được che chắn.

 

Có nền nhiệt độ chênh lệch khá lớn so với địa bàn các xã vùng ngoài, bà Bùi Thị Xiện ở xóm Ong cho biết: Khi đêm về và buổi sáng sớm, nhiệt độ thường xuống rất thấp, chỉ khoảng 5 - 60C. Để giải quyết khó khăn về nguồn thức ăn cho trâu, bò trước mắt, hộ chăn nuôi vẫn phải chăn thả. Tuy nhiên, nhận thức của bà con có khác hơn, tiến bộ hơn so với trước là thả gia súc kiếm ăn thêm khi ngoài trời đã khô sương, có nắng ấm và cho về chuồng trước khi trời tối.

 

Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, hiện rất ít hộ còn cây rơm dự trữ. Ngoài một số hộ tận dụng được diện tích ngô trồng dày giúp tăng thêm khẩu phần cho trâu, bò, hàng trăm hộ chăn nuôi đang đối mặt với khó khăn không biết lấy đâu lượng thức ăn cho gia súc trong mùa sương giá. Trong chuyến kiểm tra công tác phòng - chống đói, rét cho gia súc tại đây, bà Nguyễn Thị Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y trăn trở: Tới đây sẽ còn nhiều đợt rét đậm, rét hại xảy ra. Với sự thiếu chủ động cả về nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đàn gia súc vốn được ví như “đầu cơ nghiệp” của nhà nông ở Lạc Sỹ sẽ tiếp tục chống chịu cảnh đói, rét, gây nguy cơ tổn hại tổng đàn và kinh tế hộ dân. Khó khăn này cần được cấp ủy, chính quyền cùng người dân từng bước tháo gỡ. Một trong những giải pháp đang được huyện, xã tích cực huy động triển khai là tiếp tục phối hợp với tổ chức Tầm nhìn thế giới xây dựng mô hình chuồng trại tập trung, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của hộ chăn nuôi nơi đây về bảo vệ, phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc.

 

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục