Lâu nay, tâm lý chung của người uống rượu là rượu tự nấu, rượu quê, đặc biệt là rượu từ các làng nghề truyền thống sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, theo PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội, quan niệm đó chỉ mang tính cảm tính, thực tế hoàn toàn không phải như vậy

Rượu quê, rượu tự nấu và tiềm thức chưa hẳn đã đúng.

Bà Nguyễn Thị Loan( Phó chủ nhiệm một HTX rượu ở Hà Tĩnh) cho biết, tâm lý chung của người tiêu dùng vẫn thích các loại rượu được chung cất từ gạo nếp theo cách nấu truyền thống. Để có một nồi rượu quê theo đúng nghĩa, người nấu rượu phải trải qua các công đoạn nấu gạo thành cơm, rồi trải ra bạt cho nguội, sau đó nghiền men viên thành bột và rắc lên, cho vào thùng kín ủ khoảng 3 ngày để cơm lên men, sau đó lại đổ nước vào ủ tiếp trong vòng 21 ngày rồi mới đưa ra chưng cất.

Phần lớn các hộ dân tại nhiều làng nghề, hoặc tự phát nhỏ lẻ nấu rượu và tự bán ra thị trường trong và ngoài địa bàn sinh sống.

Chị Hà ( chủ một cơ sở sản xuất rượu tự nấu tại Hà Tĩnh) cho biết, hiện nay men rượu được bày bán ở khắp nơi, từ chợ quê đến chợ tỉnh hay các quán tạp hóa ven đều có đầy đủ các loại men với tên gọi, giá cả khác nhau. Chọn men nấu rượu là công đoạn quan trọng đầu tiên để cho ra một sản phẩm rượu quê ngon và không bị đau đầu. Men viên dùng để ủ rượu được làm kỳ công từ gạo tẻ xay và bột thuốc Bắc với liều lượng cụ thể. Loại men này cho ra được rượu ngon và không gây đau đầu nhưng lại mất thời gian để tán nhỏ khi ủ cơm, nếu dùng không đúng rất dễ bị hư cơm.

Rượu tự nấu từ góc nhìn chuyên gia
Cả nước hiện có hơn 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh rượu nhưng chỉ khoảng 10% công bố tiêu chuẩn chất lượng ( nguồn: baohaiquan.vn )

Trở lại tiềm thức của phần lớn người Việt, không đâu quý và chất lượng bằng bình rượu được gia chủ tự nấu mời khách.

Cho đến các quán nhậu, nhà hàng khách hàng dễ dàng hỏi mua và uống loại rượu không nhãn mác được chủ quán quảng cáo truyền miệng rượu “quê”. Tất cả rượu được cho sẵn trong chai, khách sử dụng mà không cần để ý đến nhãn mác.

Rượu tự nấu không thể an toàn tuyệt đối

Lâu nay, tâm lý chung của người uống rượu là rượu tự nấu, rượu quê, đặc biệt là rượu từ các làng nghề truyền thống sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, theo PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội, quan niệm đó chỉ mang tính cảm tính, thực tế hoàn toàn không phải như vậy. “Rượu được sản xuất bằng phương pháp thủ công dù ít hay nhiều đều chứa một phần chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, TS, Thịnh khẳng định. TS. Nấu rượu bằng phương pháp thủ công bao gồm các bước: Lựa chọn nguyên liệu; Quá trình làm mốc lên men, đường hóa; Quá trình lên men biến đường thành rượu và chưng cất. TS. Thịnh cho rằng tất cả những giai đoạn này nếu làm không tốt, không đảm bảo vệ sinh đều có thể làm cho thành phẩm rượu bị nhiễm độc. Nguyên liệu để nấu rượu rất phong phú: gạo tẻ, gạo nếp, ngô, khoai, sắn... Mỗi loại nguyên liệu đều mang đến một mùi vị rượu đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, quá trình chọn nguyên liệu không tốt, như nguyên liệu bị ẩm mốc, hay sắn, bản thân nó đã chứa chất độc HCN thì khi nấu rượu rất dễ bị nhiễm độc.

Theo TS. Thịnh, chất lượng quá trình lên men ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rượu. Quá trình lên men càng kém thì chất lượng rượu càng bị ảnh hưởng và có thể sinh ra rượu độc. Nếu chọn chủng nấm mốc để lên men là màu vàng thì rượu sẽ rất tốt nhưng nếu chủng nấm mốc màu đen và quá trình lên men càng xuất hiện nhiều chất đen thì rượu sẽ càng độc. Chất đen này sản sinh ra độc tố gây đau đầu và đặc biệt là chất methanol. “Uống nhiều rượu chứa methanol có thể gây tử vong hoặc mù mắt. Nếu sau khi uống rượu, người uống cảm thấy đau đầu, chóng mặt đó là biểu hiện của việc bị ngộ độc cấp thấp”, TS. Thịnh cho hay.

“Nấu rượu thủ công đều giống nhau về phương pháp chưng cất đó là chưng cất bằng cái nồi bu rùa. Nồi này rất đơn giản, thô sơ, không có bộ phận tách lọc chất độc. Vì thế nếu quá trình lên men có chứa chất độc, thì mọi chất độc này sẽ bốc hơi vào rượu trong quá trình chưng cất. Như vậy, có thể khẳng định, nấu rượu thủ công không thể có chất lượng tốt, an toàn tuyệt đối. Chỉ có điều nếu người nào biết chọn nguyên liệu tốt và có kinh nghiệm nấu, thì mức độ chứa độc hại ít còn nếu người nấu không có kinh nghiệm, hay dùng men lá thì chất lượng rượu kém, độc tố rất nhiều”, TS. Thịnh cho hay.

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục