Người khuyết tật học nghề may công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (TPHB).

Người khuyết tật học nghề may công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (TPHB).

(HBĐT) - Dự án “Đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện Luật Người khuyết tật (NKT) ở tỉnh Hòa Bình qua tham vấn ý kiến của người dân và đề xuất giải pháp” (Dự án C2 - 005) do Liên hiệp các Hội KH -KT tỉnh triển khai thực hiện trong thời gian từ tháng 5/ 2014 - 1/2015 do Quỹ Hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ là nghiên cứu đầu tiên về tính hiệu quả và tính thực tế của Luật NKT tỉnh ta. Dự án đã góp tiếng nói nâng cao hiệu quả thực thi luật cũng như công tác quản lý, chăm sóc, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

 

Theo số liệu khảo sát của dự án, tổng số NKT toàn tỉnh 13.500 người. Các dạng khuyết tật bao gồm: vận động chiếm 33,44%, nghe 0,91%, nhìn 11,13%, thần kinh 16,57%, trí tuệ 11,24% và các loại khác 18,61%. Năm 2014, tỉnh đã có 6.765 NKT và gia đình chăm sóc NKT, 1.768 NKT đặc biệt nặng và 4.024 NKT nặng được điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 28/ 2012/NĐ-CP của Chính phủ tại cộng đồng.

Sau khi Luật NKT ra đời và các văn  bản hướng dẫn được ban hành, tỉnh đã triển khai, tổ chức thực hiện bước đầu có hiệu quả xã hội tích cực. Hiện nay, hầu hết các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Luật NKT và các dạng khuyết tật khác nhau sinh sống có hộ khẩu ổn định tại các địa phương trong tỉnh đã được hưởng các chế độ trợ cấp hàng tháng. Các văn bản chính sách liên quan đến NKT được điều chỉnh, bổ sung. Công tác bảo trợ xã hội của tỉnh thực hiện trong khuôn khổ chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đều được gắn liền giữa thực hiện chính sách đối với các đối tượng NCT, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV /AIDS nặng và NKT. Cùng với đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2179, ngày 23/9/2013 về việc ban hành Kế hoạch trợ giúp NKT giai đoạn 2013 - 2020. NKT ngoài được chăm sóc tại các cơ sở điều dưỡng, Trung tâm công tác xã hội còn lại ở các hộ gia đình. Các đối tượng nặng và đặc biệt nặng được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người thân, đối tượng nhẹ có thể tham gia vào lao động sản xuất, giúp việc gia đình...

 

Dự án đã tiến hành khảo sát tại địa bàn thành phố Hoà Bình và các huyện Đà Bắc, Mai Châu. Qua tìm hiểu, NKT nguyên nhân chủ yếu do bẩm sinh chiếm 20%, chiến tranh chiếm 30,2%, các nguyên nhân khác như tai nạn lao động, nghề nghiệp chiếm 20,9%, do bệnh tật, ốm đau chiếm 16,3%. Bên cạnh đó, người dân nhận biết về Luật NKT bằng nhiều kênh khác nhau, chủ yếu là từ các phương tiện thông tin đại chúng chiếm 66,24%, thông qua họp thôn, bản 45,34%. Bản thân NKT biết đến chế độ chính sách mà mình được hưởng cũng ở tỷ lệ khác nhau, có 78,57% biết về chế độ và 21,43% không biết. Đánh giá về những ảnh hưởng và tiến bộ trong cộng đồng do chế độ trợ cấp cho NKT từ khi có Luật NKT, đa số ý kiến cho rằng, NKT ngoài hưởng tiền bảo trợ xã hội hàng tháng của Nhà nước còn được quan tâm của các ngành, chính quyền vào các dịp lễ, Tết. Điều này tạo sự cố kết, đùm bọc trong cộng đồng, dòng họ hơn và góp phần thúc đẩy quyền của NKT trước pháp luật.

 

Luật sư Đan Tiếp Phúc, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH -KT tỉnh cho biết: Từ kết quả các hoạt động dự án đã triển khai cho thấy, việc thực hiện Luật NKT trên địa bàn tỉnh không chỉ có ý nghĩa thực tiễn nhân văn lớn lao mà thể hiện một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các đối tượng NKT đều có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, diện hộ nghèo, không hoặc ít có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân, phải dựa vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình, người thân và nguồn trợ cấp của Nhà nước. Trừ các cơ sở thu nhận NKT nhẹ vào làm việc, còn lại ở cộng đồng thôn, bản, NKT ít hoặc không có cơ hội học tập và hòa nhập cộng đồng. Nhằm thúc đẩy hoạt động đưa Luật NKT vào cuộc sống hiệu quả, chất lượng cao hơn nữa, dự án đã đề ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật NKT sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò quản lý Nhà nước của các cấp, ngành trong thực hiện chế độ chính sách, trợ giúp pháp lý cho người dân về Luật NKT, xã hội hóa trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ và tạo việc làm cho NKT, tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng, chống phân biệt đối xử với NKT…

 

                                                                          Hà Thu

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục