Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh  khám, điều trị  cho bệnh nhân Nguyễn Thị Dụng.

Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị Dụng.

(HBĐT) - Ngày 13/9 các bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên bằng kỹ thuật điều trị thuốc tiêu sợi huyết đối với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp trong 3 giờ đầu. Chỉ sau 24 giờ điều trị, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.

 

Bác sỹ  Tạ Huy Kiên, Phó Trưởng khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: Bệnh nhân Nguyễn Thị Dụng, 71 tuổi ở thị trấn Kỳ Sơn nhập viện trong trạng thái lơ mơ, liệt hoàn toàn nửa người bên trái, không nói được. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi đã chỉ định chụp cắt lớp vi tính và làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não. Qua hội chẩn nhận thấy bệnh nhân vẫn đang nằm trong ngưỡng 3 giờ vàng đối với các trường hợp đột quỵ do nhồi máu não nên chúng tôi quyết định sử dụng quy trình điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Đây là một trong những kỹ thuật điều trị triệt để đối với bệnh nhân đột quỵ, tuy nhiên chỉ dành cho những bệnh nhân đến trước 3 giờ từ khi xuất hiện các triệu chứng bị bệnh.

 

Ngay sau khi kết thúc quy trình điều trị trong giờ đầu bệnh nhân đã tiến triển tốt, sau 24 giờ bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, đã bắt đầu nói rõ và nghe tốt, nửa người bên trái chỉ còn yếu nhẹ. Bệnh nhân Dụng chia sẻ: Khi được đưa vào viện tôi không còn biết gì hết, tỉnh dậy thấy người nhà kể lại tưởng tôi không qua khỏi, 2  ngày nằm điều trị ở đây tôi thấy khỏe hơn nhiều và đã nói chuyện bình thường  với con cháu mình, cảm ơn các bác sỹ nhiều lắm.

 

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, vì vậy khi thấy các dấu hiệu đột ngột tê hay yếu một bên cơ mặt, tay, chân đặc biệt liệt nửa thân; lú lẫn, rối loạn ý thức; rối loạn thị giác một hay cả hai mắt; đi lại khó khăn, loạng choạng mất thăng bằng; đau đầu nhiều không rõ nguyên nhân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện đa khoa tỉnh để được điều trị kịp thời.

 

                                                       

 

                                            Thùy Dung – Trung tâm TTGDSK

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục