Nhờ có thẻ BHYT chị Nuyễn Thị Nghĩa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đã không phải thanh toán khoản chi phí điều trị  với số tiền gần 100 triệu đồng.

Nhờ có thẻ BHYT chị Nuyễn Thị Nghĩa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đã không phải thanh toán khoản chi phí điều trị với số tiền gần 100 triệu đồng.

(HBĐT) - Hiện nay, người nghèo được ngân sách Nhà nước chi trả 100% phí mua thẻ BHYT và người cận nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng. Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” hỗ trợ 20% mệnh giá thẻ BHYT nhằm hỗ trợ chi phí mua thẻ BHYT cho người cận nghèo đã góp phần mở rộng phạm vi bao phủ BHYT toàn dân.

 

Theo chuẩn cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, hộ cận nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/ người/tháng và hộ cận nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Quy định mới của Luật BHYT, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70%. Riêng dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng”, hỗ trợ 20%. Số tiền mua thẻ BHYT được áp dụng cho các thành viên trong gia đình, trừ trường hợp đã tham gia bảo hiểm khác, trong đó mức đóng được giảm trừ dần từ thành viên thứ hai trở đi với tỷ lệ tương ứng: Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.  

Cái được ở đây là dù mức đóng theo hộ gia đình được giảm nhưng quyền lợi của từng thành viên khi tham gia BHYT vẫn được đảm bảo theo quy định của Luật.  

Thực tế đối với những người thuộc hộ cận nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, tấm thẻ BHYT thực sự là “lá bùa hộ mệnh” giúp họ vượt qua những khi bị đau ốm, hoạn nạn. Như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Nghĩa, cư trú tại xã Độc Lập (Kỳ Sơn) không may bị tai nạn. Sau khi nhập viện được bác sĩ chẩn đoán sốc mất máu do vỡ gan, chị Nghĩa đã được chuyển thẳng lên phòng mổ cấp cứu... Thật may mắn, các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cứu được mạng sống của chị. Tổng chi phí điều trị cho ca bệnh lên đến gần 100 triệu đồng. Đây là một số tiền rất lớn, tuy nhiên vì chị Nghĩa có thẻ BHYT và được hưởng 100% nên không phải chi trả những chi phí nêu trên. Nếu không có BHYT, chị cũng như gia đình không biết sẽ làm thế nào để có được số tiền lớn đó để điều trị.  

Để người dân có thẻ BHYT khi ốm đau yên tâm điều trị như trường hợp chị Nghĩa kể trên đòi hỏi cần có sự gắn kết giữa các bên: Ngành LĐ-TB&XH, cơ quan BHXH, cơ sở khám - chữa bệnh và người cận nghèo. Mỗi bên cần thực hiện tốt chức năng của mình cụ thể: Ngành LĐ-TB&XH thực hiện tốt công tác điều tra, lập danh sách chính xác các đối tượng chính sách xã hội. Cơ quan BHXH, ngay sau khi có danh sách người tham gia BHYT cần kịp thời làm thẻ BHYT để cấp phát cho người dân, tránh tình trạng người dân đã đóng đủ phí nhưng thời gian nhận thẻ bị ngắt quãng. Đối với các cơ sở khám - chữa bệnh cần không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác khám - chữa bệnh BHYT để nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người bệnh. Còn đối với người dân cần hiểu rõ về ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi  được hưởng khi tham gia BHYT, đóng tiền mua thẻ BHYT thường xuyên, sử dụng thẻ BHYT đúng cách ...

 

                            

                                                                Minh Thủy 

                                           (Trung tâm Truyền thông GDSK)

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục