Bệnh nhân uống thuốc methadone tại cơ sở điều trị methadone thành phố Hòa Bình.

Bệnh nhân uống thuốc methadone tại cơ sở điều trị methadone thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone được triển khai trên địa bàn tỉnh vào tháng 10/2012. Sau hơn 3 năm triển khai chương trình đã mang lại lợi ích rõ rệt về kinh tế, sức khoẻ, quan hệ xã hội, việc làm, mở ra con đường tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý.

 

Đồng chí Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS (Sở Y tế) cho biết: Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone được thực hiện đối với các trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia. Bệnh nhân có nhu cầu điều trị làm hồ sơ đăng ký với cơ sở điều trị để được xét có đủ điều kiện điều trị hay không. Toàn tỉnh hiện đã thành lập được 4 cơ sở điều trị methadone với 571 bệnh nhân đang được điều trị bao gồm cơ sở điều trị thành phố Hoà Bình có 381 bệnh nhân, cơ sở điều trị Trung tâm y tế Dự phòng Mai Châu có 135 bệnh nhân, cơ sở điều trị Trung tâm y tế Dự phòng Lương Sơn có 23 bệnh nhân, cơ sở điều trị Trung tâm GD-LĐ&XH Lạc Sơn có 32 bệnh nhân.

 

Qua thực tiễn triển khai công tác điều trị cho thấy, sau một thời gian điều trị, bệnh nhân có những tiến triển tích cực về sức khoẻ, tinh thần, nhân cách, giảm mức độ sử dụng ma tuý, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Theo kết quả khảo sát, trước điều trị 100% bệnh nhân sử dụng heroin, sau khi điều trị 6 tháng còn 33%, sau 12 tháng còn 9% dương tính với kết quả xét nghiệm ma tuý. Đáng chú ý, trong nhóm bệnh nhân vẫn còn sử dụng heroin trong quá trình điều trị thì tần suất và số lượng giảm nhiều, bệnh nhân chỉ còn sử dụng 1-2 lần/tháng so với trung bình 80 - 90 lần/tháng trước điều trị; tỷ lệ sử dụng chung bơm, kim tiêm trong số những người tiếp tục có hành vi tiêm chích ma tuý còn không đáng kể. Nguy cơ lây truyền HIV, các bệnh qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C... đối với người nghiện ma tuý cũng được hạn chế khi điều trị thay thế bằng thuốc methadone. Bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt về sức khoẻ tâm thần, tỷ lệ bệnh nhân khi vào điều trị có hành vi bạo lực chiếm 35% thì sau điều trị chỉ còn 2%, từ 6% bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm, buồn chán, mất hy vọng trước điều trị giảm còn 1% sau điều trị. Hiệu quả công tác phòng - chống HIV/AIDS được nâng cao, số người nhiễm HIV/AIDS mới trên toàn tỉnh có xu hướng giảm theo từng năm, năm 2012 là 179 người, năm 2015 là 109 người. Tỉnh ta được đánh giá là tỉnh thực hiện dự án phòng - chống HIV/AIDS khu vực châu á tại Việt Nam (dự án HAARP) có hiệu quả tốt nhất trong 3 tỉnh tham gia dự án. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma tuý giảm từ 25,9% xuống 12,5% sau 4 năm thực hiện dự án. Bên cạnh đó, tham gia điều trị thay thế bằng thuốc methadone cũng làm giảm đáng kể chi phí đối với các gia đình có người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Theo đánh giá của dự án do Bộ Y tế, LĐ-TB&XH, Công an triển khai tại tỉnh, 1 người nghiện ma tuý trung bình sử dụng 3 lần/ngày, mỗi lần 50 nghìn đồng thì 1 ngày hết 150 nghìn đồng, 1 năm hết 54 triệu đồng. Với mức giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh quyết định (Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 28/12/2015), số tiền bệnh nhân đóng góp 9.000 đồng/ngày (không bao gồm thuốc, hiện thuốc đang được Bộ Y tế hỗ trợ) thì 1 tháng 1 người hết 270.000 đồng, 1 năm hết 3.240.000 đồng, họ sẽ tiết kiệm được khoản tiền 1 năm trên 50,7 triệu đồng. Khi không còn lệ thuộc vào ma tuý, người bệnh dần phục hồi sức khoẻ, ổn định tâm lý, tham gia các hoạt động lành mạnh được gia đình, mọi người tin tưởng. Nhiều người tìm được việc làm tạo thu nhập, có cuộc sống ổn định từng bước tái hoà nhập cộng đồng. Qua đánh giá trước điều trị cho có 39% bệnh nhân có việc làm, sau điều trị đã có 63% bệnh nhân tìm được việc làm. Điều kiện cuộc sống được cải thiện, nâng cao, tình trạng trộm cắp trong số đối tượng nghiện chích ma tuý, sử dụng ma tuý bất hợp pháp giảm đáng kể giảm góp phần tích cực vào công tác giữ gìn ANTT-ATXH tại địa phương. 

 

Đồng chí Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Phòng - chống HIV/ AIDS cho biết thêm: Số người nghiện chích ma tuý ở tỉnh tập trung chủ yếu tại thành phố Hoà Bình và một vài huyện khác, còn lại phân tán rải rác ở các xã, thôn, xóm. Các cơ sở điều trị methadone hiện đặt tại trung tâm các huyện, thành phố, chưa triển khai được tại cơ sở nên đa số bệnh nhân phải đi xa, thời gian chờ đợi lâu ảnh hưởng đến cuộc sống và quy trình điều trị do phải điều trị lâu dài, có thể suốt đời. Để tạo thuận lợi cho bệnh nhân, trong năm nay, các cơ sở điều trị sẽ mở 4 cơ sở cấp phát thuốc tại Trung tâm y tế Dự phòng Tân Lạc, Kim Bôi, xã Xăm Khoè (Mai Châu) và xã Cao Thắng (Lương Sơn). Ngoài ra, ngoài công tác điều trị việc kết hợp với các dịch vụ xã hội khác như đào tạo nghề, cho vay vốn... đối với bệnh nhân còn hạn chế phần nào tác động đến hiệu quả chương trình. Đồng thời, các địa phương cần làm tốt rà soát, phân loại đối tượng nghiện các chất dạng thuốc phiện, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để mọi người hiểu, có thông tin đầy đủ về hoạt động điều trị thay thế nghiện các  chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methdone nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thiết thực của chương trình.

 

                                                                              

 

                                                                            Hà Thu

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục