(HBĐT) - Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong giai đoạn đầu bùng phát dịch (từ tháng 7/2021), một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội (huyện Lương Sơn) nhưng tình hình cung ứng hàng hoá các mặt hàng nông sản tương đối ổn định, nguồn cung hàng hoá đảm bảo đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Các sở, ban, ngành tỉnh tích cực tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.


Hợp tác xã nông nghiệp bản Dao Thống Nhất (TP Hòa Bình) tích cực tham gia các hội chợ thương mại nhằm kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Ngành chức năng đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến về tình hình sản xuất, cung ứng và kết nối tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19; hội nghị đối thoại xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản của tỉnh với Tập đoàn FPT để cung cấp sản phẩm của tỉnh cho TP Hà Nội; ban hành Kế hoạch số 131/KH-UBND về xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. Sở NN&PTNT đã thành lập tổ công tác, phân công nhiệm vụ cho các thành viên để chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19; Sở NN&PTNT và Sở Công Thương ký chương trình phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 giữa Hội LHPN, Hội Nông dân, LĐLĐ, Tỉnh đoàn. UBND các huyện, thành phố xây dựng phương án, kế hoạch tiêu thụ nông sản chủ lực trên địa bàn; chủ động triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp, HTX, người dân tiêu thụ nông sản tại địa phương. Đến nay, 6/10 huyện đã tham gia tích cực trong công tác tiêu thụ nông sản gồm: Kim Bôi, Lạc Thủy, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Sơn, Đà Bắc.

Công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm được đẩy mạnh, ngành nông nghiệp phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức 5 hội nghị tọa đàm về "Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19", với sự tham gia của lãnh đạo và các phòng chức năng của UBND các huyện, thành phố; 500 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và 3 sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn, Sendo.vn. Tổ chức các buổi tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu nông sản qua hình thức trực tuyến bằng zoom cho tổng số 64 HTX và 20 doanh nghiệp. Phối hợp Trung tâm Công nghệ thông tin và xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Trung tâm Xúc tiến thương mại (Liên minh HTX Việt Nam) đào tạo, tập huấn cho 120 HTX bán hàng online trên nền tảng số. Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá cho các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản, truyền thống của tỉnh...

Sở NN&PTNT đã phối hợp UBND huyện Lương Sơn làm việc với Tập đoàn FPT về xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản Hòa Bình. Sau hội nghị, Tập đoàn FPT đã ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm nông sản cho 3 HTX tại huyện Lương Sơn, gồm: HTX rau Tân Vinh, HTX rau Cư Yên và HTX Thành An. Bên cạnh đó, Tập đoàn FPT đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 2 HTX sản xuất rau tại huyện Tân Lạc, Kim Bôi (HTX rau Quyết Chiến và HTX rau nông nghiệp xanh Kim Bôi). UBND huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc ký cam kết tiêu thụ sản phẩm nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn để thúc đẩy phát triển kinh tế số, nông nghiệp, nông thôn được thực hiện quả. Các sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn đã tổ chức đào tạo, tập huấn tại 10/10 huyện và thành phố cho 2.899 hộ sản xuất/HTX; đã có 929 tổ chức, cá nhân tham gia sàn thương mại điện tử (443 tổ chức, cá nhân tham gia sàn Postmart.vn; 486 tổ chức, cá nhân tham gia sàn Voso.vn), các sản phẩm tham gia trên sàn thương mại điện tử như: Cam, quýt, bưởi, trứng gà, trà, miến, mật ong, chuối, nhãn, bí xanh, dưa chuột, lặc lày… và các sản phẩm chế biến khác.

Cùng với đó, ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp về các rào cản thương mại (SPS) của các thị trường nước ngoài. Trong năm qua đã xuất khẩu chính ngạch 1.326 tấn sản phẩm sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và thị trường châu Âu như Hà Lan, Séc, Đức..., như: Công ty TNHH Pacific xuất khẩu sản phẩm gừng, ớt, rau, củ, quả muối sang thị trường Nhật (80 tấn/năm, giá trị 41 tỷ đồng/năm); Cháo sen bát bảo Minh Trung sang thị trường châu Âu (200 tấn/năm, giá trị 100 tỷ đồng năm); HTX sản xuất, chế biến nông thủy sản Phú Cường - Sông Đà xuất khẩu chuối sang Trung Quốc, Công ty TNHH MTV Cao Phong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc (510 tấn/năm, giá trị 3 tỷ đồng); Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi - Thăng Long, Công ty TNHH 2-9, Công ty TNHH giống cây trồng Phương Huyền xuất khẩu chè sang Trung Quốc và Đài Loan (250 tấn/năm, giá trị 160 tỷ đồng/năm); Công ty CP Kim Bôi xuất khẩu măng, miến, phở khô sang 6 thị trường: Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Nhật, Hàn Quốc (132 tấn/năm, giá trị 100 tỷ đồng, trong thời gian tới tiếp tục xuất thêm 148 tấn sản phẩm); Công ty TNHH đầu tư thương mại Tiến Ngân xuất khẩu được 10 tấn mía sang thị trường Đức, Anh mang lại giá trị 150 triệu đồng, trong thời gian tới dự kiến xuất khẩu thêm 44 tấn...

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, thời gian tới, các ngành, địa phương tiếp tục quảng bá, xúc tiến, kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là những nông sản có vùng hàng hóa lớn tập trung như cây có múi, mía tím, rau củ các loại, cá sông Đà...; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hội chợ, tuần lễ để quảng bá, kết nối cung cầu và tiêu thụ sản phẩm trong năm 2022.

                                                                           V.H

Các tin khác


Khắc phục hậu quả do rét đậm, rét hại và khôi phục sản xuất

(HBĐT) - Trước tình hình rét đậm, rét hại làm chết nhiều gia súc, ảnh hưởng đến gieo trồng vụ xuân của nông dân. Thực hiện Công điện số 01/CĐ-UBND của UBND tỉnh về ứng phó, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất… ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau đợt rét kéo dài, giúp nông dân ổn định lại sản xuất. 

Tìm hướng đi cho vùng cam Cao Phong

(HBĐT) - Vừa cặm cụi đào, chặt bỏ những gốc cam đã hỏng, ông Nguyễn Văn Sửu ở khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chia sẻ: Vườn cam này tôi trồng được 7 năm. Đáng lẽ đây là thời điểm cây sung sức cho thu hoạch để hồi vốn, nhưng giờ phải chặt bỏ cây. Cách đây 7 năm thấy cây cam cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình tôi quyết định chuyển đổi diện tích gần 8.000 m2 trồng mía và rau màu sang trồng cam. Để có nguồn nuôi cây, tôi thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay 300 triệu đồng. 

Tiềm năng phát triển cây dược liệu tại vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, huyện vùng cao Đà Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển trồng cây dược liệu. Thời gian qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình trồng cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Duy trì ổn định 4.700 lồng nuôi cá

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện và trong ao hồ diễn ra thuận lợi, người nuôi đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, cá sinh trưởng, phát triển tốt. Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị luôn bám sát, theo dõi các cơ sở nuôi để nắm rõ tình hình hoạt động, đưa ra những biện pháp, khuyến cáo người dân nhằm hạn chế thiệt hại do môi trường gây ra. Nhờ đó tình hình sản xuất thủy sản ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Người dân tập trung chăm sóc, thu hoạch cá thịt phục vụ thị trường.

Huyện Kim Bôi: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ chiêm xuân

(HBĐT) - Sau khi đợt rét đậm, rét hại kết thúc, tranh thủ thời tiết nắng ấm, bà con nông dân huyện Kim Bôi tập trung xuống đồng đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa chiêm xuân. Bên cạnh đó, tích cực khắc phục, phục hồi những diện tích cây trồng vụ xuân bị ảnh hưởng hoặc thiệt hại do rét kéo dài.

Huyện Mai Châu: Chú trọng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Mai Châu tập trung chuyển đổi diện tích đất lúa thiếu nước, không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Điều này vừa giúp người dân nâng cao thu nhập vừa phát huy hiệu quả sử dụng đất sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục