(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã vùng sâu của huyện Yên Thủy với hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống. Những năm qua, được sự hỗ trợ từ chính sách dân tộc, Lạc Sỹ đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng ĐBDTTS.


Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Lạc Sỹ (Yên Thủy) được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.  

Từ lồng ghép nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi, giảm nghèo bền vững, tình hình kinh tế của xã Lạc Sỹ có những chuyển biến tích cực, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Trong đó, CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi với mục tiêu chính là nâng cao đời sống ĐBDTTS đã hỗ trợ người dân về nhà ở, đất ở, đất sản xuất; xây dựng các mô hình sinh kế, hỗ trợ sản xuất cho hộ thuộc vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ giáo dục - đào tạo và đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động... 

Theo đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ: Các chính sách dân tộc tiếp tục được triển khai trên địa bàn xã đạt những kết quả tích cực. Hạ tầng nông thôn, hệ thống giao thông nông thôn tiếp tục được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân. Hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nhiều chính sách đặc thù đối với miền núi, vùng ĐBDTTS đã, đang triển khai, như mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Lạc Sỹ đã tạo điều kiện rất lớn cho con em vùng sâu, vùng xa của xã được đến trường, hay chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.  

Trên địa bàn xã đã thành lập 1 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp với 17 thành viên tham gia, mặt hàng sản xuất - kinh doanh chủ yếu là mật ong. Năm 2019, sản phẩm mật ong Lạc Sỹ của HTX nông nghiệp xã Lạc Sỹ được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Từ năm 2020 đến nay, HTX đã sản xuất, tiêu thụ 1.100 lít mật ong, tổng thu nhập 330 triệu đồng. Ngoài ra, sản phẩm lợn bản địa Lạc Sỹ được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đây là những mô hình kinh tế điển hình đang được chính quyền và Nhân dân xã Lạc Sỹ tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn nhằm mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Cùng với chăn nuôi, Lạc Sỹ tuyên truyền, vận động Nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng. Tổng diện tích khai thác trung bình hàng năm đạt 245 ha. Từ năm 2020 đến nay, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 29.703 triệu đồng. 

Với những nỗ lực trong phát triển KT-XH, bộ mặt nông thôn xã Lạc Sỹ từng bước đổi thay, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều mới giảm hàng năm; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 33 triệu đồng năm 2022. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. 

Phương Linh

Các tin khác


Hội LHPN huyện Cao Phong: Sát cánh hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Cao Phong có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên, phụ nữ (HVPN), nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế. Qua đó giúp chị em từng bước ổn định cuộc sống.

Phát huy vai trò tuyên truyền, thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động hội viên nông dân (HVND), nhất là bà con vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi... Từ đó góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy KT-XH vùng DTTS.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc

(HBĐT) - Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Công văn số 1231/UBND-KTN chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi.

Đầu tư 246 công trình cho vùng khó khăn

(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2023, tổng các nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trên 813 tỷ đồng (vốn đầu tư trên 361 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 452 tỷ đồng).

Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cũng như cả nước, tại tỉnh ta, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch.

Cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo trên 14,5 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam giao kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ cho tỉnh Hòa Bình là 53 tỷ đồng; hạn mức hỗ trợ lãi suất các khoản vay tại NHCSXH theo quy định tại Nghị định số 36/NĐ-CP, ngày 30/7/2022 của Chính phủ là 25,2 tỷ đồng, được Trưởng Ban đại diện HĐQT tỉnh phân giao đến các đơn vị cấp huyện. 6 tháng đầu năm 2023, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND cấp thẩm quyền chỉ đạo và tích cực triển khai thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục