(HBĐT) - Cách trung tâm TP Hòa Bình hơn 10 km, đền Bồng Lai nằm dưới chân núi Đầu Rồng, thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương trong những ngày đầu xuân này. Sự kết hợp đặc biệt giữa ngôi đền có kiến trúc tráng lệ với quần thể hang động tại núi Đầu Rồng đã tạo nên thắng cảnh tuyệt đẹp. Chẳng vậy mà, trong những ngày Tết Kỷ Hợi, mỗi ngày nơi đây đón hàng chục nghìn du khách tới chiêm bái và thăm quan các hang động.


 

Những ngày đầu năm, đền Bồng Lai đón đông đảo du khách đến chiêm bái.

 

Theo Ban quản lý di tích, đền Bồng Lai phụng thờ Đệ Nhị Thượng Ngàn Tiên Nương, tức Cô Đôi Thượng Ngàn Sơn Trang và các trư vị tiên thánh Tứ phủ. Ngôi đền có từ thời vua Thành Thái thịnh trị năm thứ 2, tức năm Canh Dần 1890. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời gian qua các cuộc chiến tranh và thế sự thăng trầm của xã hội, ngôi đền xuống cấp trầm trọng và dần dần mai một, chỉ còn lại một số dấu tích xưa cũ tại khu đất của đền với sự tồn tại của Động Thiên Thai và một số hang động hùng vĩ trong núi Đầu Rồng.

Được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phượng đã hằng tâm, hằng sản; của thập phương đệ tử góp tâm cùng công sức lớn lao về vật chất và tinh thần; của thủ nhang Trần Văn Hải - hiện đồng trụ trì đền Bát Hải Vọng Từ (thôn Đoài - xã Phú Minh - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội) đã bất từ lao quyện trùng hưng toàn bộ ngôi Từ Vũ đền Bồng Lai được trang hoa mỹ lệ như hiện nay. Ngôi đền được khánh thành ngày 31/12/2014. Hiện đền còn giữ được chiếc chuông cổ từ đời Vua Thành Thái và hai đạo sắc phong của các đời vua.

Đền Bồng Lai được xây dựng theo hình chữ Tam Thập nhất, tả hữu có hai dãy nhà dài vũ nối liền với cổng tam quan và toàn bộ ngôi đền với tổng diện tích trên 5.000 m2. Cung cấm được kiến trúc theo lối nhà 3 gian, trồng diện 12 mái, phụng thờ Tam tòa thánh mẫu, cấp dưới thờ cô đôi thượng Bồng Lai thủ đền ngồi hầu cận mẫu. Cung đệ nhị được xây dựng kiến trúc 5 gian trồng diện 8 mái, phụng thờ tam vị chúa được sắc hiệu đại vương và công chúa. Cung đệ tam xây dựng theo kiến trúc nhà 7 gian 2 mái, phụng thờ tam phủ công đồng.


 

Động Thiên Thai thờ bà chúa Thượng Ngàn là điểm nhấn trong quần thể hang động Núi Đầu Rồng

 

Trong năm, đền Bồng Lai có 4 ngày lễ chính là lễ khai xuân (14/1 âm lịch), lễ tiệc Cô Đôi thủ đền (2/2 âm lịch), lễ vào hè (14/4 âm lịch) và lễ tất niên (14/12 âm lịch). Đền Bồng Lai và quần thể thắng cảnh tại núi Đầu Rồng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 2013.

Mồng 5 Tết, chúng tôi đến thăm đền Bồng Lai. Thật bất ngờ khi đã chiều muộn mà bãi đỗ xe vẫn chật ô tô, xe máy. Không chỉ khách trong tỉnh, trong huyện mà rất nhiều du khách đến từ các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc... đến hành lễ tại đền và thăm quan hệ thống hang động núi Đầu Rồng. Bà Nguyễn Bích Vân đến từ quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: Hàng năm, vào ngày mồng 5 Tết là tôi tham dự Lễ hội truyền thống Gò Đống Đa. Năm nay, cả gia đình quyết định đến chiêm bái đền Bồng Lai. Nơi đây thật là thắng cảnh tuyệt đẹp đúng như tên gọi. Đền được xây dựng tại địa thế rộng rãi, thoáng đạt. Kiến trúc vừa mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, linh thiêng. Hồ nước rộng trước cửa đền không chỉ mang lại cảnh quan đẹp mà còn tạo cảm giác thanh tịnh, mát lành. Đặc biệt, không chỉ đến đây hành lễ mà du khách còn được trải nghiệm, khám phá phong cảnh dãy núi Đầu Rồng kỳ vỹ, trải dài như con rồng khổng lồ đang phủ phục và hệ thống hang động với nhũ đá lung linh, huyền ảo muôn hình. Động Thiên Thai, động Thanh Thủy, Hoa Sơn Thạch động, động Không Đáy, Phong Sơn động, hang Nước..., mỗi nơi là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ mà tạo hóa ban tặng cho mảnh đất, con người nơi đây.

Quả thật, sự kết hợp độc đáo giữa đi lễ đền cầu tài lộc, sức khỏe, bình an trong năm mới và thăm quan quần thể hang động khiến du khách như lạc vào chốn tiên cảnh. Chính vì vậy, đền Bồng Lai và quần thể thắng cảnh núi Đầu Rồng ngày càng được đông đảo khách thập phương lựa chọn trong dịp đầu năm.

Bình Giang


Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục