Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư trước dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 đã khiến ngành ngành du lịch đóng băng hoàn toàn. Từ đầu tháng 6 đến nay, với việc nhiều tỉnh, thành phố cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, chính quyền một số địa phương đã nới lỏng các dịch vụ, hoạt động ngoài trời, nhiều điểm du lịch đã bắt đầu đón khách nội tỉnh trở lại nhằm giảm bớt phần nào khó khăn cho lĩnh vực du lịch.


Nhiều địa phương đã mở lại du lịch nội tỉnh nhưng hết sức thận trọng. (Ảnh: CTV)

Từ ngày 8-6, sau hơn một tháng không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, tỉnh Quảng Ninh đã cho phép một số loại hình kinh doanh hoạt động trở lại gắn với yêu cầu phải kiểm soát, bảo đảm công tác phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới.

Tranh thủ thời điểm vàng du lịch hè, Quảng Ninh cũng lên phương án khai thác du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch biển, đảo, đẩy mạnh kích cầu du lịch để có thể triển khai mở rộng đón khách ngoài tỉnh khi điều kiện cho phép.

Sau Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng cũng bắt đầu cho phép các khu, điểm du lịch được hoạt động trở lại, chỉ phục vụ người đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ ngày 13-6.

Tại các tỉnh, thành phố miền trung, hoạt động du lịch đang từng bước trở lại.

Trải qua 21 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, từ ngày 9-6, Đà Nẵng đã cho phép người dân được tắm biển và các nhà hàng, quán ăn được hoạt động trở lại nhưng hạn chế tụ tập đông người. Tuy nhiên, các bãi tắm được mở theo giờ, người dân chỉ tắm biển tại các khu vực được phép và rời đi ngay sau khi tắm; không phục vụ tắm nước ngọt tại khu vực bãi tắm; không tụ tập vui chơi, chơi thể thao, ăn, uống, bán hàng rong... tại bãi biển.

Quảng Nam cũng dè dặt mở lại hoạt động du lịch. Theo đó, tỉnh chỉ mở một phần tuyến tham quan du lịch Hội An - Cù Lao Chàm, Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, hiện nay, dịch Covid-19 ở Quảng Nam cơ bản được kiểm soát nhưng chính quyền thành phố chưa xem xét mở cửa tham quan phố cổ trở lại. Nếu tình hình ổn, chính quyền sẽ tiếp tục mở cửa tham quan phố cổ, rừng dừa Bảy Mẫu, làng gốm, các làng nghề.

Thừa Thiên Huế từ ngày 11-6 cũng cho phép các di tích lịch sử, văn hóa, các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh được hoạt động chỉ đón khách nội tỉnh và phải đảm bảo quy định phòng chống dịch, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 1m khi tiếp xúc và tối đa không quá 50% công suất phục vụ.

Trước đó, từ ngày 29-5, UBND tỉnh Quảng Bình đã cho phép các hoạt động tham quan, du lịch, vui chơi mở cửa trở lại phục vụ khách nội tỉnh. Kinh doanh dịch vụ không thiết yếu được cũng được hoạt động trở lại với quy mô dưới 20 người.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành tại địa phương đã xây dựng và triển khai tour du lịch cho người dân trong tỉnh. Có thể kể tới sản phẩm tour trải nghiệm do Công ty Oxalis Adventure thiết kế cho nhóm gia đình khám phá thiên nhiên và cắm trại qua đêm trong rừng.

Từ ngày 17-6, UBND tỉnh Phú Yên đã phép hoạt động tắm biển trở lại trên địa bàn thành phố Tuy Hòa từ 4 giờ đến 9 giờ sáng hằng ngày. Người dân, du khách chỉ được tắm biển tại các khu vực quy định, không tập trung đông người, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, chơi thể thao, ăn uống, bán hàng rong… tại bãi biển. Giữ khoảng cách ít nhất 1m; trước và sau khi tắm biển bắt buộc phải đeo khẩu trang.

Tại Hà Nội, ngành du lịch Thủ đô cũng đang chủ động tìm giải pháp để phục hồi du lịch. Sở Du lịch Hà Nội đã kết nối các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, hàng không, đường sắt… triển khai chương trình nâng cấp sản phẩm, điểm đến du lịch, xây dựng các sản phẩm mới, độc đáo, thu hút khách du lịch nội địa.

Nhiều sân golf mở lại kèm điều kiện nghiêm ngặt

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tính đến ngày 14-6, một số sân golf tại các tỉnh, thành phố phía bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, đã được hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, hầu hết các sân golf chỉ đón khách nội tỉnh, người chơi đến từ địa phương khác cần phải có giấy chứng nhận đã tiêm phòng vaccine Covid-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.

UBND các địa phương đều yêu cầu các đơn vị quản lý sân golf, người đến sân phải thực hiện nghiêm và đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Theo đó, khách đến sân golf đều phải tuân thủ đầy đủ việc đo thân nhiệt, khai báo y tế, khử khuẩn, đeo khẩu trang ngay tại chốt kiểm dịch trước khi vào sân; đồng thời được hướng dẫn bảo đảm khoảng cách an toàn với nhân viên cũng như các khách chơi khác trong suốt quá trình chơi golf.

Các giải pháp phòng, chống dịch được kích hoạt theo nhiều lớp, từ việc phun khử khuẩn toàn bộ khu vực sân, xe điện hàng ngày; đo thân nhiệt, khai báo y tế thường xuyên; tuân thủ nghiêm túc việc đeo khẩu trang đầy đủ; giữ khoảng cách với khách hàng. Các khu vực công cộng như khu vực làm thủ tục, nhà hàng thực hiện đánh dấu vị trí giãn cách theo quy định của Bộ Y tế.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến đặc biệt phức tạp, mặc dù đã mở lại một số hoạt động du lịch nội tỉnh, song các địa phương vẫn hết sức thận trọng, nghiêm túc triển khai và giám sát việc thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế. Song song với việc tập trung khai thác thị trường du lịch nội tỉnh, các địa phương cũng đang xây dựng kịch bản đón khách ngoại tỉnh trở lại khi dịch, bệnh được kiểm soát.

 

                         TheoNhandan

Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục