(HBĐT) - Ngày 28/7, Ban tổ chức Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình – thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022 đã ban hành Quyết định số 145/QĐ-BTC về Phê duyệt kịch bản Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình – thanh âm xứ Mường”.



Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình – thanh âm xứ Mường” gồm 3 nội dung:

1. Chương trình nghệ thuật mở màn chủ đề "Khúc hòa ca thiên nhiên” với các ca khúc: Tây Bắc thả chiều vào tranh – Tiếng cồng quê hương – Hòa Bình xây ước mơ.

- Sáng tác: Hồ Trọng Tuấn - Huy Tâm

- Biểu diễn: Sèn Hoàng Mỹ Lam - Lê Anh Dũng

- Múa: Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam

2. Phần Lễ                                   

- Diễn văn Khai mạc của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Trao Bằng Chứng nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình và Tri thức Lịch Đoi (lịch tre) của người Mường tỉnh Hòa Bình.

- Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu chỉ đạo.

- Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình phát biểu đáp từ.

3. Phần Hội: Màn nghệ thuật gồm 3 chương với chủ đề: "Hòa Bình – Thanh âm xứ Mường”.

- Chương 1: Miền đất cổ gồm các tiết mục: Hồn đá (Sáng tác: Ngọc Quang. Biểu diễn: Lê Anh Dũng. Múa: Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam); Sử thi Đẻ đất đẻ nước (Âm nhạc: Đinh Văn Đức. Biểu diễn: Tùng Dương. Múa: Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam); Hiển vinh Lạc Hồng (Sáng tác: Holy Thắng. Biểu diễn: Oplus. Múa: Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam).

- Chương 2: Bản hòa ca xứ Mường: Hòa Bình gửi lời thương nhớ - Mời anh về Tây Bắc (Sáng tác: Nguyễn Tùng - Hà Quang Anh. Biểu diễn: Sèn Hoàng Mỹ Lam); hoạt cảnh Lễ Khai hạ bốn Mường tại Hòa Bình; Vui hội xứ Mường (Tổ khúc dân ca Mường. Biểu diễn: Hồng Tam và các nghệ sỹ. Múa: Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam).

- Chương 3: Vang xa thanh âm xứ Mường gồm những ca khúc: Đập Nàng Khọt (Dân ca Mường – Remix. Lời: Huy Tâm. Biểu diễn: Hà Myo & Rapper Phong Windy. Múa: Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam); Để Mị nói cho mà nghe (Sáng tác: DTAP. Biểu diễn: Hoàng Thuỳ Linh. Múa: Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam).

Chào kết và màn pháo hoa tầm thấp.


L.N (TH)

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục