(HBĐT) - Thời điểm này, nhiều người ngậm ngùi tiếc nuối khi không thể đặt được tàu đi du lịch, vãn cảnh trên hồ Hòa Bình, nhất những ngày cuối tuần.



Lực lượng chức năng kiểm tra công tác an toàn đối với các phương tiện thủy tại cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình.

 Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân, chị Ngọc Tuyết ở Hà Đông và những người bạn thân đều lên kế hoạch đi du lịch đền Bờ, nhưng năm nay đặt tàu đi vô cùng khó khăn. Chị Tuyết than thở: Đã liên hệ nhiều chủ tàu, nhờ vả mọi nơi, song họ đều kín lịch. Nếu như năm ngoái chỉ từ 4-5 triệu đồng/tàu thì năm nay cao gần gấp đôi. Song cũng không dễ dàng gì đặt được tàu. Năm nay kế hoạch đi đền Bờ vãn cảnh có thể bị bỏ lỡ.

Một chủ tàu có uy tín trên hồ Hòa Bình cho biết: Những ngày qua, tất cả các tàu đều nhận kín lịch, khách phải đặt trước một đến hai tuần mới có cơ hội được đi tàu đẹp. Tuần trước giá một tàu (60 khách) từ bến cảng Bích Hạ đi đền Bờ khoảng 6 triệu đồng, tới nay đã lên cỡ 8 triệu đồng. Tuy nhiên hiện tai, khách có trả 10 triệu đồng cũng đành chịu vì không có tàu. Các chủ tàu đành hứa nước đôi với khách để qua dịp này, khách sẽ giảm đi, song thực tế, số lượng tàu thuyền không thể đủ đáp ứng nhu cầu khách du lịch, đặc biệt là dịp cuối tuần.

Tại bến cảng Thung Nai (Cao Phong), nơi có thời gian di chuyển đến đền thác Bờ và các điểm vãn cảnh xung quanh chừng 20 - 30 phút đi thuyền, giá một chuyến tàu cũng cao lên rất nhiều. Tình trạng khó thuê tàu diễn ra rất căng thẳng đối với khách du lịch, nhiều người, nhất là ở địa phương ngoài tỉnh đành lỗi hẹn với nhu cầu vãn cảnh lòng hồ Hòa Bình vào dịp đầu xuân này.  Thời điểm sau Tết Nguyên đán 2023, các lực lượng chức năng của tỉnh quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải thủy trên hồ Hòa Bình; quyết liệt ra quân tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các phương tiện không đủ điều kiện an toàn theo quy định. Hàng loạt phương tiện phải dừng hoạt động, không được phép vận chuyển khách trên hồ Hòa Bình.

Một chủ tàu ở xã Thung Nai chia sẻ: Có tàu nhưng không đủ điều kiện an toàn nên không được hoạt động và không dám chở khách vì bị phạt cao. Nhiều chủ tàu không dám nhận khách nữa...

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trên khu vực hồ Hòa Bình có 260 phương tiện thủy nội địa, song chỉ có 91 phương tiện được phép hoạt động, không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, nhất là những ngày cao điểm dịp cuối tuần. Có 99 tàu chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (không có hồ sơ thiết kế được được cơ quan đăng kiểm thẩm định, chiều dầy tôn, kết cấu, chống chìm… không thỏa mãn quy chuẩn hiện hành)  và 70 tàu đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng hết hạn (do tự ý hoán cải, thay đổi công dụng, thay đổi bố trí chung, thân vỏ, thay máy…) dẫn tới làm sai lệch so với hồ sơ ban đầu nên không đảm bảo đủ điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Lượng du khách đến với hồ Hòa Bình tham quan trải nghiệm dịp đầu xuân tăng cao. Trong khi đó nhiều phương tiện không đủ điều kiện chở khách theo quy định, vì không có đăng ký, đăng kiểm và giấy phép hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy. Thực tế, một số chủ phương tiện trốn tránh để tự ý đưa phương tiện thủy nội địa kinh doanh trái phép tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Hiện nay, tỉnh đã kiến nghị với các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục đăng ký, đăng kiểm để đưa các phương tiện thủy đảm bảo an toàn vào hoạt động. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa đối với phương tiện, người điều khiển phương tiện, Ban quản lý cảng, bến thủy nội địa theo quy định; kiên quyết không để các cơ sở, bến thủy nội địa tự phát không đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn.

L.C

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục