(HBĐT) - "Cháy, nổ thường để lại thiệt hại nặng nề về tài sản, thậm chí gây thương vong cho con người. Phòng, chống cháy, nổ (PCCN) là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Do vậy, những năm qua, công tác PCCN luôn được Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh quan tâm, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ngành chức năng của tỉnh thực hiện tốt công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại các KCN nhằm hướng đến mục tiêu không để xảy ra cháy nổ, mất an toàn" - đồng chí Dương Như Rụ, Phó BQL các KCN tỉnh nhấn mạnh.


Công nhân Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình (KCN Lương Sơn) phối hợp với lực lượng chức năng thực hành phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Theo thống kê, tính đến hết tháng 9/2019, toàn tỉnh có 90 dự án trong các KCN còn hiệu lực. Trong đó, có 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 496,75 triệu USD, 67 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 7.140,5 tỷ đồng. Có 50 dự án đã đi vào hoạt động SXKD, tổng số lao động trong các KCN đến nay là 17.869 người. Riêng tại KCN Lương Sơn thu hút được 36 dự án, gồm 13 dự án đầu tư nước ngoài, 20 dự án đầu tư trong nước. Hầu hết các dự án đã đầu tư nhà xưởng và đi vào hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 15.000 người. Trong KCN có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công hàng may mặc với nhà xưởng có kết cấu khung thép, mái tôn diện tích nhà xưởng lớn, số lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng thành phẩm rất lớn và thuộc loại chất dễ cháy. Do vậy, đây là những cơ sở có nguy cơ cháy nổ rất cao. Khi phát sinh cháy nổ sẽ dẫn đến nguy cơ cháy nổ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình SXKD, hàng năm, BQL các KCN tỉnh phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo đơn vị chức năng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCCN, tổ chức thực tập tình huống giả định cho doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN trong toàn tỉnh nói chung, doanh nghiệp trong KCN Lương Sơn nói riêng. "Như ngày 2/10 vừa qua, BQL các KCN tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật về PCCN cho hơn 40 doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN trong toàn tỉnh và thực tập phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tại KCN Lương Sơn. Qua đây nhằm nâng cao ý thức chấp hành cũng như trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng, bài học kinh nghiệm của các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện công tác PCCN trong quá trình tổ chức hoạt động SXKD của mình hướng đến mục tiêu sản xuất an toàn; đảm bảo an toàn không để xảy ra sự cố về cháy nổ” - đồng chí Dương Như Rụ cho biết thêm.

Anh Hoàng Văn Thủy, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình (KCN Lương Sơn), đơn vị được chọn để thực hành phương án PCCC&CNCH chia sẻ: Là đơn vị gia công sản phẩm may mặc tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao, do vậy, đơn vị luôn xác định công tác PCCC là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Ngay từ khi đi vào hoạt động sản xuất, công ty đã thành lập, duy trì hoạt động và thường xuyên tổ chức các phương án phòng ngừa cháy nổ. Bởi đây là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Qua đợt thực hành diễn tập cũng là dịp để cán bộ, người lao động trong công ty nâng cao kỹ năng xử lý khi có tình huống xảy ra, cũng như nâng cao ý thức phòng ngừa, không để xảy ra cháy, nổ tại đơn vị.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường, Đội phó Đội hướng dẫn - kiểm tra PCCC (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) cho biết: Thực tế thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn về tài sản. Điển hình như vụ cháy tại Công ty TNHH sân golf Phượng Hoàng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) gây thiệt hại khoảng 20,7 tỷ đồng và làm 1 người bị thương. Tính riêng 9 tháng năm nay, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, khi xảy ra các sự cố về cháy thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản. Từ thực tế đó, hàng năm, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH thường xuyên chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức PCCC cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa.

M.H

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục