(HBĐT) - Sinh sống trải dài và xen kẽ trên các vùng đồi núi cao, cuộc sống của người dân xã Thạch Yên (Cao Phong) còn nhiều khó khăn. Là xã vùng cao nên vào mùa mưa bão, nhiều khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, nhất là đối với các hộ dân sinh sống ven sườn đồi, chân núi. Để phòng ngừa và giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.




Đoạn đường tỉnh 444 đi qua xóm Bợ, xã Thạch Yên (Cao Phong) thường xuyên xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão. 

Những năm qua, xã Thạch Yên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là hiện tượng sạt lở đất, đá vào mùa mưa. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Toàn xã có 1.162 hộ, 5.137 nhân khẩu, sinh sống tại 12 xóm. Theo rà soát, các xóm: Thôi Bạ, Rớm Khánh, Bợ, Quà, Chầm… là những nơi có nguy cơ sạt lở cao. Ngoài ra còn một số điểm nằm trên tỉnh lộ 444 chạy qua địa bàn xã, khi mưa lớn kéo dài thường xảy ra sạt lở đất gây ách tắc giao thông. Ông Bùi Thanh Đạo, Trưởng xóm Bợ cho biết: "Xóm Bợ có 91 hộ với hơn 400 nhân khẩu. Nắm được tình hình địa bàn thường xuyên xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão, cán bộ tổ phòng, chống thiên tai xã tích cực đi kiểm tra, rà soát kết hợp tuyên truyền, cảnh báo đến người dân để có các phương án ứng phó kịp thời. Khi có tình huống khẩn cấp thì nhanh chóng di dời bà con đến các nơi sơ tán tạm thời như: trụ sở làm việc, nhà văn hóa, trường học... để đảm bảo an toàn cho người dân”.

Theo ghi nhận thực tế, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã chưa xảy ra trường hợp sạt lở nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với phương châm phòng hơn chống, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã kiện toàn lực lượng; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên; xác định những điểm có nguy cơ sạt lở cao khi xảy ra mưa lũ, từ đó xây dựng phương án ứng phó cụ thể; thường xuyên bám sát, theo dõi diễn biến thời tiết để đưa ra cảnh báo sớm nhất; đảm bảo di dời người dân đến nơi an toàn khi xảy ra thiên tai.

Bên cạnh đó, ngoài các phương án ứng phó tạm thời, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tích cực vận động người dân di dời bằng nhiều hình thức như: di dân xen ghép, di dân tái định cư... để ổn định lâu dài. Xã đã bố trí 2 khu tái định cư (TĐC): khu TĐC xóm Thôi Bạ có 8 hộ và khu TĐC xóm Chầm có 46 hộ chuyển đến sinh sống. Cùng với đó, công tác trồng rừng, giữ rừng và bảo vệ rừng, quản lý việc san gạt đất rừng trái phép được Đảng ủy, chính quyền và Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã quan tâm thực hiện tốt. Từ đó phòng ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra sạt lở ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Đồng chí Bùi Văn Tương, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Yên cho biết: "Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tích cực nâng cao năng lực xử lý tình huống, ứng phó với các sự cố, tăng cường trách nhiệm khi có thiên tai xảy ra. Thực hiện có hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó với thiên tai đến nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống thiên tai. Phát huy tinh thần tự giác, chủ động phòng tránh để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra”.


Hoàng Dương

Các tin khác


Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục