Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã có kế hoạch dừng công nghệ 2G vào tháng 9/2024 khi giấy phép hết hạn. Việc xem xét gia hạn giấy phép này đang được Bộ TTTT tính toán với chủ trương người dân sẽ dùng công nghệ 4G và tiến tới 5G.


Điện thoại công nghệ 2G, hay còn gọ là điện thoại "cục gạch" vẫn đang được nhiều phụ huynh trang bị cho con.

Chị Hồng My (Cầu Giấy, Hà Nội) có con đang học tại trường Trung học cơ sở cho biết: Để hạn chế con vào mạng nên gia đình chỉ trang bị điện thoại "cục gạch” (dùng công nghệ 2G) để liên lạc. Nhà trường cũng không khuyến khích học sinh dùng điện thoại thông minh để hạn chế vào mạng chơi game.

Trong khi đó, bà Phan Thị Mai, 70 tuổi ở Yên Định (Thanh Hoá) từng được con trai trang bị cho điện thoại thông minh nhưng có nhiều chức năng. Trong khi bà Mai chỉ dùng điện thoại chủ yếu nghe gọi nên sau đó lại quay về dùng điện thoại cổ Nokia công nghệ 2G.

Hiện vẫn còn nhiều với nhiều lý do khác nhau nên người dân vẫn dùng điện thoại công nghệ 2G. Do đó, trước thông tin dừng công nghệ 2G, nhiều người đang có những ý kiến khác nhau.

Trả lời phóng viên báo Tin tức, đại diện Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, theo số liệu thống kê, đến tháng 8/2023, Việt Nam có hơn 20,7 triệu thuê bao 2G Only trên mạng di động. Tuy nhiên trong số này, có khoảng 35% số thuê bao có smartphone.

Như vậy, Việt Nam vẫn có hơn 13,4 triệu thuê bao dùng thuần công nghệ 2G. Số này đa phần là những người già, trẻ em. Tình trạng này đòi hỏi cơ quan quản lý và nhà mạng có lộ trình cụ thể để đảm bảo quyền lợi của người dùng.

Đại diện Cục Viễn thông cho biết, các doanh nghiệp hiện đang xây dựng Kế hoạch dừng công nghệ của mình và báo cáo Bộ TTTT để theo dõi, giám sát việc thực hiện cũng như điều chỉnh các chính sách phù hợp để đảm bảo lợi ích của người sử dụng, quyền lợi của doanh nghiệp cũng như mục tiêu triển khai công nghệ mới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Trước đó, vào tại họp báo thường kỳ tháng 9, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Đức Long cho biết, đến tháng 9/2024 là thời điểm hết hạn giấy phép cấp cho mạng cộng nghệ 2G nên Bộ TTTT sẽ triển khai quy hoạch lại tần số này. Đồng thời Bộ TTTT sẽ thanh tra, kiểm tra việc mua bán, lưu thông các máy điện thoại công nghệ 2G và hướng đến tháng 9/2024 sẽ không còn máy 2G bán trên thị trường.

Chuyên gia công nghệ thông tin Việt Khôi cho biết: Chữ G là từ viết tắt của Generation (thế hệ). Và 1G, 2G, 3G, 4G, 5G để chỉ các thế hệ công nghệ mạng di động từ trước đến nay. Trong đó, công nghệ 2G sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Đi kèm với nó là tin nhắn văn bản và truy cập internet. Tuy nhiên, kết nối Internet khá chậm. Người dùng không thể nhận hoặc thực hiện cuộc gọi khi lướt net. Còn công nghệ 3G đã có thể duyệt web ở tốc độ cao hơn. Người dùng cũng có thể nhận và thực hiện cuộc gọi điện thoại trong khi duyệt Internet. Tiếp đó 4G cho phép điện thoại di động kết nối nhanh hơn với tốc độ Internet nhanh hơn so với một số kết nối băng thông rộng và cho phép người dùng có thể tải và truyền hình ảnh động chất lượng cao. 5G là chuẩn điện thoại thông minh và đang kỳ vọng tạo cuộc cách mạng di động mới trên thị trường di động.

"Trên thực tế, khi cùng lúc có công nghệ 2G, 3G, 4G thì tắt sóng công nghệ 3G sẽ dễ dàng hơn bởi người dùng có máy 3G thì đương nhiên dùng được 4G. Trong khi đó, tắt công nghệ 2G sẽ khó hơn bởi máy dùng công nghệ này và người dùng ở phân khúc khác. Cho nên ở nhiều nơi trên thế giới thực hiện tắt công nghệ 3G trước rồi mới đến 2G”, ông Việt Khôi, chuyên gia công nghệ thông tin phân tích.

Theo chuyên gia Việt Khôi, việc tắt sóng 2G cần có có lộ trình hợp lý, nhất là việc vận động chuyển đổi từ dùng máy di động công nghệ 2G sang máy 4G để không ảnh hưởng tới người dùng.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục