Tuổi trẻ Lạc Thủy tích cực tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

Tuổi trẻ Lạc Thủy tích cực tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Theo số liệu của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, hiện nay, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh ta là 33.936 ha, trong đó, diện tích đất có rừng 202.109 ha (gồm rừng tự nhiên 148.651 ha, rừng trồng 53.458 ha), đất chưa có rừng 96.082 ha, đất dự phòng cho phát triển lâm nghiệp 35.745 ha.

 

Toàn tỉnh có 205 xã, phường có rừng với 163 kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, nhận thức của nhân dân ngày càng được nâng lên, huy động được sức mạnh toàn dân tham gia bảo vệ, PCCCR.

 

Với đặc điểm là tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, chia cắt, dân cư phân bố không đồng đều, có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Mường, Dao, Thái, Tày, Mông…, đồng bào có tập quán canh tác nương rẫy, kinh tế gia đình khó khăn, đời sống còn phụ thuộc nhiều vào rừng, mặt khác, nhu cầu về lâm sản của xã hội lớn nên việc quản lý rừng khá phức tạp, tình trạng khai thác lén lút trong rừng tự nhiên vẫn còn xảy ra. Vai trò trách nhiệm của chính quyền ở một số cơ sở chưa cao, nhất là ở cấp xã còn buông lỏng quản lý để rừng bị chặt phá, khai thác mua bán trái phép. Theo đánh giá của ngành Kiểm lâm, trong năm qua, tình hình vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng có chiều hướng gia tăng về số vụ vi phạm so với năm trước, tuy nhiên, mức độ vi phạm nhẹ hơn và gây thiệt hại ít hơn. Các vụ vi phạm thường tập trung nhiều tại các khu bảo tồn thiên nhiên, những nơi còn phong phú về trữ lượng, chất lượng các loài cây rừng. Chủ yếu là vi phạm khai thác trái phép với mục đích lấy gỗ làm nhà ở, việc vận chuyển, buôn bán khối lượng không đáng kể. Kết quả, qua kiểm tra phát hiện bắt giữ xử lý 274 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 1,7 tỉ đồng.

 

Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và PCCCR được thành lập từ cấp tỉnh đến xã là yếu tố thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm địa bàn bám cơ sở, tham mưu đắc lực cho chính quyền trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, phối hợp xây dựng và củng cố  các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR, xây dựng quy ước bảo vệ rừng. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chủ rừng, người dân trong khai thác rừng, làm nương đúng quy trình phòng cháy rừng, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng. Đến nay, toàn tỉnh kiện toàn được 1.513 tổ quần chúng bảo vệ rừng, xây dựng, củng cố 1.699 bản quy ước bảo vệ rừng, trang bị 111 thiết bị máy móc, 1.000 công cụ thủ công phục vụ cho việc phòng cháy, chữa cháy rừng. Xây dựng, củng cố 205 phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã, 11 phương án cấp huyện, thành phố, 1 phương án cấp tỉnh, 5 phương án của ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Kiểm lâm địa bàn thường xuyên theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, nắm bắt thông tin dự báo cháy, tổ chức lực lượng tại chỗ cứu chữa khi có đám cháy xảy ra, đồng thời báo cáo chính quyền cơ sở, lãnh đạo Hạt kiểm lâm để có kế hoạch, biện pháp chữa cháy kịp thời. Trong năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 2 vụ cháy rừng, trong đó có hơn 5 ha rừng trồng, còn lại là cây bụi, thảm cỏ. Tiếp tục củng cố 24 km đường băng trắng ở huyện Mai Châu, phát dọn, nuôi dưỡng 2 km đường băng xanh ở huyện Lạc Thuỷ. Tuy vậy, với lực lượng kiểm lâm địa bàn mỏng, một kiểm lâm phụ trách 2- 3 xã, có nơi phụ trách đến 4 xã nên  khâu kiểm tra, kiểm soát chưa thể chặt chẽ, đối tượng vi phạm tinh vi, tìm mọi cách lách luật gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

 

Sự phối hợp của các cấp, ngành, sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng được thể hiện rõ nét trong việc tổ chức ứng cứu chữa cháy rừng, truy quét các đối tượng phá rừng, buôn bán lâm sản trái phép ở những tụ điểm phức tạp. Hàng năm, các ban chỉ huy đều được kiện toàn, các phương án bảo vệ rừng và PCCCR các cấp được điều chỉnh sát với tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được đẩy mạnh, cộng đồng xây dựng quy ước bảo vệ rừng đã góp phần tích cực hạn chế các vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng ở tỉnh ta, giảm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm rừng và đất rừng.

  

                                                                                 Thu Hà

 

Các tin khác


Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục