Chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ, truyền dịch chữa bệnh lý chứ không truyền dịch để cho khỏe, cho bổ. Thế nhưng cảnh báo quan trọng này của các bác sĩ vẫn chưa được chú ý và việc "lạm dụng" dịch truyền vẫn phổ biến và hậu quả đã xảy ra: bệnh nhân tử vong đột ngột vì sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng mà bác sĩ trở tay không kịp.

 

Chỉ từ tháng 3 tới tháng 5/2010, tại TP HCM đã xảy ra 2 vụ tử vong do truyền dịch tại nhà và phòng mạch. Mới đây nhất ngày 27/6, chỉ từ một chai dịch đã làm một người chết, một người vẫn "thập tử nhất sinh" tại Chợ Rẫy, đã và đang dấy lên một hồi chuông cảnh báo về hậu quả của việc thiếu hiểu biết, lạm dụng dịch truyền…

Những cái chết "ngớ ngẩn"

Ngồi trước cửa khoa  ICI (Khoa hồi sức đặc biệt) Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Đ.C. Bằng, chồng của bệnh nhân N.T.D.Loan (28 tuổi), người đang được điều trị tích cực sau khi bị sốc nhiễm trùng do truyền dịch vẫn bàng hoàng, ngơ ngẩn vì sự việc xảy ra quá nhanh.

Anh Bằng cho biết, ngày 27/6, chị Loan có về thăm gia đình ngoại tại ấp Mỹ Lệ A, xã An Thới Đông, Cái Bè, Tiền Giang. Thấy bà ngoại (tên Đặng Thị Đạm, 88 tuổi) kêu mệt trong người, chị Loan có sang nhờ ông Đinh Văn Út (64 tuổi) thường được mọi người trong ấp gọi là ông "Út y tế" sang nhà truyền dịch cho bà Đạm. Tuy nhiên chỉ sau khoảng 5 - 7 phút, bà ngoại kêu mệt, khó chịu, ông Út vội rút kim ra và đo huyết áp cho bà Đạm rồi nói lại với chị Loan: "Do bà bị tăng huyết áp nên không truyền được. Thôi cô mới xuất viện gầy yếu truyền đi cho khỏe"… Chị Loan lúc đầu từ chối nhưng ông Út vẫn kéo tay chị khuyến khích: truyền đi cho bổ!

Sau khoảng 10 phút, chị Loan thấy nóng toàn thân, kêu đau đầu, kêu lạnh… ông Út mới rút kim ra và có nhờ chị về nhà ông gần đó lấy hộ một ống thuốc để chích cho bà Đạm. Tuy nhiên, trong lúc chị Loan tới nhà ông Út lấy thuốc thì ở nhà bà Đạm đã tử vong, đồng thời khi quay về nhà chị Loan cũng đột ngột thấy choáng váng và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện An Thái Trung (Vĩnh Long), sau đó chuyển sang Bệnh viện tỉnh Vĩnh Long và tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy vào chiều cùng ngày.

Chị N.T.D. Loan vẫn đang trong tình trạng nguy kịch tại Khoa ICI Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trưởng khoa ICI là bác sĩ chuyên khoa II  Phạm Hồng Trường ngày 1/7 cho hay, vào Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân Loan tiếp tục sốt cao 39 độ C, huyết áp tụt chỉ còn 70/60, nôn ói. Đo nồng độ Procalcitonin trong máu phát hiện tăng gấp hơn 100 lần so với người bình thường cho thấy bị nhiễm trùng huyết nghiêm trọng. Yếu tố này gợi ý việc bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng.

Theo Bệnh viện Vĩnh Long cho biết, chị Loan được truyền chai dịch có tên: Evasol. Rất có thể chai dịch truyền này đã bị nhiễm khuẩn. Công an địa phương đã niêm phong và đang điều tra tìm hiểu. Hiện, các bác sĩ đã phải dùng 3 loại kháng sinh mạnh phổ rộng điều trị cho bệnh nhân nhưng cho tới ngày 2/7, bệnh nhân vẫn  trong tình trạng nguy kịch. Thở máy 24/24h.

Cần có chỉ định của bác sĩ

Trong vòng 2 tháng (tháng 3 và tháng 5) chỉ tính riêng tại huyện Hóc Môn, TP HCM đã xảy ra 2 trường hợp tử vong do truyền dịch tại các phòng mạch và điểm bán thuốc tư nhân. Như vụ việc ngày 14/3, Phòng Y tế huyện đã ra quyết định đình chỉ một điểm kinh doanh thuốc Tây do truyền dịch trái phép dẫn đến tử vong cho HS tên Đ.Q.H. (lớp 10K9, Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến, huyện Hóc Môn, TP HCM). Theo nhận định của phòng y tế huyện Hóc Môn, nguyên nhân gây tử vong có thể là do thuốc quá hạn sử dụng gây sốc thuốc.

Hay vụ việc xảy ra vào ngày 14/5. Nạn nhân là chị H.T.H.G. (23 tuổi, ngụ xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn), được đưa đến cấp cứu tại BV huyện Hóc Môn trong tình trạng mạch rất nhanh, huyết áp tụt, sốt 42 độ C, người vật vã, tay chân gồng cứng... sau khi đi truyền dịch tại một phòng mạch ở Hóc Môn. Bệnh nhân sau đó đã tử vong với bệnh cảnh sốc nhiễm trùng, tổn thương đa cơ quan.

Theo bác sĩ Tôn Thất Quỳnh Ái - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, dịch truyền là dạng thuốc rất cần thiết trong các trường hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu, khi người bệnh không thể uống thuốc. Cũng có nghĩa truyền dịch phải có chỉ định của bác sĩ. Chỉ để điều trị bệnh lý chứ không ai truyền dịch để mà bổ.

Theo bác sĩ Ái, người bệnh tim phải hết sức chú ý khi truyền dịch. Phản ứng dịch truyền là phản ứng sinh nhiệt. Tiêu chảy mất nước được ưu tiên truyền dịch nhưng các bác sĩ vẫn tập trung cho bù bằng đường uống mà rất ít khi truyền dịch. Vì vậy việc truyền dịch tại nhà thật nguy hiểm. Khi một lượng nước được coi là "vật thể lạ" vào cơ thể là phải dè chừng! Ngay tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cũng hết sức thận trọng khi cho bệnh nhân truyền dịch. "Một chai dịch đâu có bao nhiêu tiền nhưng khi xảy ra sự cố các bác sĩ rất cực khi giành giật lại sự sống cho bệnh nhân", Bác sĩ Ái nói.

 

                                                                                    Theo CAND

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục