Anh Đào Xuân Thỏa quan tâm đến sự sống còn ngôi nhà của gia đình và chợ Bãi Sang có nguy cơ sạt lở

Anh Đào Xuân Thỏa quan tâm đến sự sống còn ngôi nhà của gia đình và chợ Bãi Sang có nguy cơ sạt lở

(HBĐT) -  Năm nay, nước hồ Thủy điện tụt xuống mức kỷ lục lại cuốn đất đá, cát sỏi đi hết để lại dòng suối đen ngòm, hai bờ suối Sang những lỗ sâu hun hút khoét sâu đe doạ cắt đứt con đường đường độc đạo duy nhất của người dân các xã vùng hồ huyện Mai Châu. Nguy cơ mất đường, mất chợ đang hiện lên từng ngày. Người dân Bãi Sang, xã Phúc Sạn vẫn hằng ngày thấp thỏm lo mưa lũ lại về.

 

Anh Đào Xuân Thỏa, Bí Thư Chi bộ xóm Bãi Sang dẫn chúng tôi xuống xem những đoạn đường sạt lở từ chợ xuống bến sông như hàm ếch. Phía bên bờ taluy chỉ tiếp giáp với đường giao thông, chênh vênh cao đến vài chục mét trơ ra toàn đất mượn như trực chờ cơn mưa đầu mùa để rũ xuống. Anh Thỏa than thở, nếu cứ như tình hình này mưa lũ chỉ cần lũ về xén thêm một mét phía chân taluy là cả đoạn đường sẽ mất trắng ngay. Theo anh Thỏa, khi lũ về một mét chiều sâu đất taluy đường thật chẳng đáng là bao so với hàng chục ngàn m3 đất đá chắn ngang dòng suối này đã bị cuốn phăng, trơ đáy chưa đầy hai mùa mưa lũ. Chỉ tay về phía đường phía tiếp giáp chợ Bãi Sang, anh Thỏa càng thêm phần âu sầu: Các anh xem, đường bê tông đã bị nước lũ các năm trước đánh sập. Cứ tình trạng này nếu mùa mưa lũ chỉ cần bằng một nửa năm 2007 khéo cả ngôi chợ cũng chẳng còn. Còn chị vợ anh Thỏa, một giáo viên đang công tác tại Phúc Sạn rớm nước mắt bên ngôi nhà chêng vênh bị nước lũ khoét gần nửa nhà: Các anh ạ! Ngủ chẳng được yên, nghe sấm động là bồng bế con chạy về phía chợ. Các anh xem, mấy năm trước chúng tôi vốn đã mất một ngôi nhà vì đất đá sạt lở. Nay mấy thế hệ gia đình tụ về ở trong ngôi nhà này tưởng yên ổn nào ngờ giờ lại trong thế chênh vênh bên vực. Năm nay, lũ về, cả gia đình em chắc chẳng còn biết nương nhờ vào đâu.

 

Bãi Sang là trung tâm giao lưu kinh tế của các xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu), Tân Dân (Đà Bắc) và cả xã Chiềng Yên của huyện Mộc Châu (Sơn La). Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, hệ thống đường giao thông cũng như hạ tầng cơ sở của Bãi Sang đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mưa lũ. Điển hình như mùa mưa lũ năm 2005 và năm 2007 đã cướp đi sinh mạng của nhiều người cũng như không biết bao nhà cửa, tài sản của nhân dân. Mặc dù, trong một vài năm qua, UBND tỉnh cùng các ngành chức năng đã đầu tư khá nhiều tiền của vào một số hạng mục công trình. Nhưng trên thực tế hiện nay, nguy cơ về sạt lở đường giao thông và ngôi chợ được đầu tư nhiều tỷ đồng lại một lần nữa có nguy cơ mất trắng.

 

Theo ông Bùi Hình Thảo, Chủ tịch UBND xã Phúc Sạn, có đến 90%  người dân của Phúc Sạn và các xã lân cận đều sống chủ yếu dựa vào cây luồng. Do vị địa hình và địa lý không  thuận lợi, năm nào mưa lũ ảnh hưởng đến giao thông nên cả Phuc Sạn hiện vẫn còn đến 48% số hộ nghèo. Chúng tôi lo nhất, năm nay mưa lũ sẽ tiếp tục làm đường giao thông tại khu vực hai bên chợ Bãi Sang sạt lở thì đời sống của người dân gặp khó khăn gấp nhiều lần. Hiện nay, bình quân mỗi tháng có đến hàng trăm xe chở luồng và các sản phẩm được người dân làm ra như tăm mành, tăm hương và thanh luồng được chở theo đường bộ về xuôi, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương. Nếu giao thông ngưng trệ, học sinh, thầy giảo không thể đến trường, sản phẩm nông nghiệp chẳng có đầu ra, giao lưu kinh tế giữa Phúc Sạn và các vùng lân cận sẽ bế tắc. Điều này chắc chắn tiêu cực đến hàng ngàn hộ dân các vùng lòng hồ sông Đà và các vùng lân cận..

 

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, năm nay mưa lũ về muộn, lượng mưa thấp hơn so với mọi năm. Hơn nữa, đến khoảng tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, Công ty Thủy điện Hòa Bình mới bắt đầu tích nước hồ. Người dân Bãi Sang cũng như các xã vùng lòng hồ của huyện Mai Châu mong muốn chính quyền các cấp cũng như các ngành chức năng có động thái cấp thiết nhằm bảo vệ con đường, bảo vệ chợ Bãi sang, đầu mối giao thương kinh tế của cả vùng, giảm bớt gánh nặng của người dân vốn đã quá khó khăn.

 

                                                                            Hồng Trung

 

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục