Cáo buộc của chuyên gia bảo mật Mohammed Hassan về việc Samsung bí mật cài keylogger lên laptop của hãng để theo dõi hoạt động của khách hàng đã được làm sáng tỏ, với lỗi sai thuộc về chính… Hassan.

 
Tuần trước, Mohammed Hassan, một chuyên gia bảo mật của công ty Network World, đã lên tiếng tố cáo Samsung bí mật cài đặt phần mềm keylogger trên sản phẩm của mình để ghi lại các hoạt động trên máy tính khách hàng. 

Thực ra, lỗi thuộc về phần mềm bảo mật mang tên VIPRE của hãng phần mềm GFI Software, đã nhận diện nhầm một thư mục trong thư mục cài đặt của Windows là keylogger.

Hãng phần mềm GFI sau đó đã phải đăng tải thông tin xin lỗi về nhầm lẫn này của VIPRE trên trang web chính thức của hãng, và giải thích lý do rằng thư mục cài đặt ngôn ngữ Slovenia trên Windows, có đường dẫn  ‘C:\Windows\SL’ tương đương với đường dẫn cài đặt của loại keylogger StarLogger.

Cảnh báo nhầm của VIPRE trên laptop của Samsung đã gây ra không ít “sóng gió” cho hãng điện tử đến từ Hàn Quốc

“Đường dẫn như trên vốn đã bị VIPRE nhận diện là đường dẫn của phần mềm keylogger từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, mới đây, phần mềm Windows Live của Microsoft cũng sử dụng đường dẫn tương tự để cài đặt cho ngôn ngữ Slovenia” - Alex Eckelberry, Giám đốc bảo mật của GFI viết trên trang web chính thức của hãng 

“Một vài dòng laptop của Samsung được cài đặt sẵn Windows Live, với nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Slovenia. Đó chính là lý do cho sự nhận diện nhầm của VIPRE” - Eckelberry giải thích lý do cho sự nhận diện nhầm.

Eckelberry cho biết nhầm lẫn này đã được khắc phục trong bản cập nhật mới nhất của phần mềm VIPRE. Trong lúc đó, Samsung cũng đã đăng tải thông tin giải thích cho cáo buộc việc cài đặt phần mềm gián điệp trên sản phẩm của hãng.

Trước đó, Hassan thậm chí còn cho biết sẽ xúc tiến để kiện Samsung. 
 

                                                                                      Theo DanTri
 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục